Thông thường, cơ bắp cứng rắn có thể là tiêu chí của sự khỏe mạnh, nhưng 4 bộ phận sau đây bị cứng lại là “thảm họa” sức khỏe. Hãy xem bạn có bị triệu chứng này không?
Khi chúng ta già đi, các cơ quan khác nhau trong cơ thể đều bị rơi vào trạng thái dần dần suy giảm các chức năng hoạt động của chúng. Người trung niên và người cao tuổi nào cũng muốn cơ thể mình cường tráng, rắn rỏi, cứng cáp và khỏe mạnh, nhưng một số bộ phận cơ thể sau đây nếu càng cứng thì càng phải chú ý như mạch máu, xương khớp, vai gáy…
Bài viết này của các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) giúp bạn trang bị kiến thức phòng bệnh hiệu quả trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.
4 bộ phận nào trên cơ thể khi bị cứng có thể gây bệnh nguy hiểm?
1. Cứng vai và cổ
Tuổi tác và tư thế ngồi, tư thế đứng không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống cổ và làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến việc dùng điện thoại, máy tính trong thời gian dài.
Nếu thường xuyên bị đau cột sống cổ và tê cứng vai gáy thì hãy coi chừng bị thoái hóa đốt sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị hiệu quả sẽ chèn ép vào các động mạch cảnh và hệ thần kinh khiến người bệnh buồn nôn và nôn, mắt mờ, tức ngực, choáng váng, sưng não, đáng sợ nhất là liệt hai chi dưới.
Thông thường bạn nên ngồi và đứng đúng cách, những người ngồi lâu cần thực hiện các bài tập kéo giãn cơ thường xuyên để loại bỏ tình trạng căng cứng và làm cho các cơ trở nên mềm mại. Thường xuyên xoay cổ, vai, cột sống, cổ chân…
2. Cứng khớp
Trong trường hợp bình thường, hai khớp đàn hồi, có thể làm giảm ma sát và đệm chống va đập do vận động. Khớp kết nối xương với xương, giúp chúng ta duy trì hoạt động thể chất, do đó, chúng chịu một áp lực và sức mạnh nhất định.
Sau khi lớn tuổi, cộng với việc vận động gắng sức thường xuyên, sụn khớp sẽ tiếp tục bị hao mòn, từ đó sinh ra nhiều bệnh khớp khác nhau.
Bệnh viêm khớp dễ xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, các hoạt động xương khớp của người bệnh trở nên cứng đơ, không thể hoàn thành các động tác cơ bản nhất như nâng cao chân, giơ tay, gập eo, thậm chí họ còn bị cứng khớp sau khi thức dậy vào buổi sáng.
3. Cứng mạch máu
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các mạch máu sẽ lão hóa chậm dần dần kể từ sau 20 tuổi. Đặc biệt là những người béo phì, có tiền sử di truyền trong gia đình và bệnh nhân có bệnh huyết áp cao, tiểu đường và mỡ máu cao thì mạch máu sẽ nhanh lão hóa hơn.
Sự xơ cứng của các mạch máu được đề cập ở đây là xơ vữa động mạch, quá nhiều lipid tích tụ trong thành mạch máu, làm hẹp thành mạch máu và giảm tính đàn hồi của nó, do đó hình thành hiện tượng xơ cứng.
Các triệu chứng xơ vữa động mạch thời kỳ đầu thường không rõ ràng, khi bệnh nặng hơn sẽ hình thành các mảng xơ vữa gây thiếu máu cục bộ, chẳng hạn như thiếu máu cơ tim hoặc thiếu máu não, sẽ xuất hiện một loạt các triệu chứng như tay chân lạnh, tức ngực, khó thở. trí nhớ suy giảm, cơ thể mệt mỏi và hôn mê, v.v.
Sự tắc nghẽn động mạch vượt quá 70% có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Ăn nhiều rau và ít thịt. Những người có thói quen ăn cá và thịt quá nhiều có thể gây tắc nghẽn mạch máu và gây cứng mạch.
4. Cứng gan
Thông thường, bệnh xơ gan không biểu hiện trực tiếp lên gan, vì nó bị ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh lý về gan như viêm gan A, viêm gan B hoặc C, gan nhiễm mỡ gây tổn thương gan lan tỏa.
Các triệu chứng chính của bệnh xơ gan là vàng da, rối loạn đông máu, chán ăn, khó tiêu và mắc bệnh gan. Bạn phải bỏ hút thuốc và uống rượu, nếu hút thuốc và uống rượu trong thời gian dài sẽ gây xơ cứng hoặc hẹp mạch máu, dẫn đến xơ gan.
Lời khuyên thêm
Những người không chăm sóc sức khỏe đủ tốt, để 4 bộ phận trên của cơ thể trở nên cứng theo thời gian thì rất cần phải chú ý. Hãy đến bệnh viện điều trị kịp thời là điều mấu chốt để ngăn chặn tình trạng bệnh có thể nặng lên.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh hút thuốc và uống rượu, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức khuya. Thức quá khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự sửa chữa của gan, khiến mạch máu co lại và đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu.
Tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, thực hành các bài tập thể dục thể thao nhiều hơn. Tập thể dục có thể loại bỏ lượng mỡ thừa trong cơ thể, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, hãy duy trì thái độ lạc quan và không quá lo lắng, chán nản.
*Theo BS Gia đình (TQ)