Trong Đông y, hoa ngọc lan có một vị trí không hề nhỏ đối với những người nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm của hoa vào trong các sản phẩm ứng dụng phục vụ đời sống.
Đông y Trung Quốc gọi hoa ngọc lan là cây hoa có nhiều lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống con người, là một cây cảnh thực sự đặc biệt trong góc vườn của những người yêu thích trồng cây.
Hoa ngọc lan trong sách y học cổ truyền Trung Quốc có tên nguyên thủy là Hoa lan trắng, Bạch Lan hoa, bạch lan, bạch ngọc lan.
Tên tiếng Anh là Micheliae Albae Flos. Có nguồn ngốc thuộc nhóm thực vật mộc lan, bạch lan Michelia alba DC.
Người Việt rất yêu thích hoa ngọc lan và hầu hết mọi người đều mê đắm với hương thơm dịu mát của nó. Hoa ngọc lan cũng đi vào thơ văn và âm nhạc với những giai điệu quen thuộc, nhiều người biết đến.
Vì sao người hiểu về cây lại thích trồng hoa ngọc lan trong vườn?
Đặc điểm hình thái của cây mộc lan thường xanh tươi, cao từ 10-20 mét (ở những nơi có thời tiết tương đối lạnh thì giống cây này sẽ phát triển như cây bụi, chỉ cao 1-2 mét). Vỏ cây màu xám, các nhánh và chồi non có màu trắng lông mềm.
Lá ngọc lan có lông mỏng, xen kẽ, hình tròn hoặc bầu dục dài 10 ~ 25 cm, rộng 4 ~ 9 cm, hai đầu đều thon, nhẵn ở hai bên hoặc có lông thưa ở dưới, gân nhỏ.
Cuống lá dài 1,5-2 cm, khoảng 1/3 hoặc 1/4 chiều dài toàn thân. Hoa màu trắng, nách hoa đơn, rất thơm, dài 3 đến 4 cm; đài hoa thuôn dài, cánh hoa tuyến tính, nhị hoa nhiều, nhiều hàng, sợi dẹt, nhiều cánh, sắp xếp theo hình xoắn ốc trên thân cây dài.
1. Trồng một cái cây ngọc lan, để ngắm thôi cũng đẹp
Trước hết, hoa ngọc lan có giá trị trang trí cao, cây xanh mướt, thế cây đẹp. Hoa ngọc lan có màu trắng như tuyết và có mùi hương thơm đặc biệt, hoa nở vào mùa hè và mùa thu và có độ bền cao sau khi nở, lâu tàn.
Khi nở rộ, đa số các bông hoa nở cùng nhau tạo ra một màu trắng sáng xen lẫn các tán lá xanh, rất đẹp mắt. Nó có đầy đủ ý nghĩa và là một loài cây cảnh thực sự để trồng trong vườn.
2. Hoa ngọc lan có thể dùng để trang trí, dược liệu, thanh lọc không khí
Hương hoa thơm có vai trò độc đáo trong việc làm đẹp môi trường, thanh lọc không khí và giúp gian phòng của mỗi nhà trở nên thơm ngát.
Tinh dầu hoa ngọc lan còn được chế xuất làm dược liệu, có vai trò đáng kể trong làm đẹp, chế độ ăn uống và điều trị y tế.
Toàn bộ hạt phấn trong nhụy hoa có thể được sử dụng làm thuốc và có tác dụng điều trị tốt đối với các bệnh như viêm phế quản mãn tính, viêm tuyến tiền liệt và ho mãn tính.
Vỏ rễ hoa ngọc lan cũng có tác dụng điều trị táo bón.
Hoa ngọc lan có tác dụng tốt trong việc chăm sóc da và làm đẹp. Sử dụng hoa để chiết xuất các chất đặc biệt có thể làm sáng tông màu da, giúp cải thiện vấn đề da tối màu và da không đều màu. Thậm chí còn được thêm vào nhiều loại mỹ phẩm như một hoạt chất.
3. Hoa ngọc lan dùng trong ẩm thực
Hoàn toàn không phải là cường điệu khi nói rằng hoa ngọc lan giống như là một loài hoa “đẹp và ngon” khi một số người còn dùng để chế biến thành món ăn.
Trộn cánh hoa ngọc lan với bột và đường, sau đó chiên trong chảo dầu, nó sẽ trở thành một món ăn nhẹ vừa thơm vừa ngon.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nấu món cháo bằng cách thêm ít cánh hoa ngọc lan, táo gai và mật ong, làm cho món cháo trở nên thơm mát. Món cháo sẽ vừa ngọt vừa thơm, vừa chua nhè nhẹ. Món ăn này sẽ có tác dụng làm cơ thể nhẹ nhõm và mắt sáng.
Hoa ngọc lan cũng có thể dùng để làm gia vị. Vì hoa lan chứa tinh dầu dễ bay hơi, nên không chỉ dùng để ngửi thơm mà còn có thể làm thuốc diệt nấm và chất chống oxy hóa.
Ngoài ra, rửa cánh hoa mộc lan và để ráo nước, cho vào một ít đường trắng vào chai ngâm giống như làm si-rô hoa quả, đậy nắp chai/bình lại bảo quản. Sau đó có thể được sử dụng như một thành phần cho các loại kẹo và bánh hấp khác nhau (một loại nguyên liệu để làm bánh kẹo).
4. Hoa học lan chính là “danh trà”
Đối với trà, học ngọc lan có mùi thơm mạnh mẽ, khi pha trà với loài hoa này cũng rất ngon và êm dịu. Màu sắc cốc nước trà sẽ tươi và sáng, vừa có vẻ ngoài đẹp lại có hương vị rất tốt.
Sau khi đọc những ưu điểm này của cây ngọc lan, bạn có nghĩ rằng cây lan nhỏ màu trắng cũng là một “kho báu” trong vườn không? Những người yêu hoa lá cỏ cây có thể chưa bao giờ thử một số cách sử dụng hoa ngọc lan nói rằng họ thật vui mừng khi biết những bí quyết này.
Nhưng, mặc dù trà hoa là rất tốt, nhưng đừng quá tham lam cho nhiều hoa vào nhé.
Tính chất dược liệu của hoa ngọc lan
Tính vị của hoa: Tính ấm, vị đắng và cay, thuộc kinh phổi, kinh dạ dày.
Hiệu quả và tác dụng của hoa ngọc lan: Giảm ho, tiêu đờm, được làm thuốc chống ho.
Ứng dụng lâm sàng: Liều dùng là 10 – 15 gram. Điều trị đau thắt ngực, trướng bụng, say nắng, ho, viêm phế quản mãn tính, viêm tuyến tiền liệt và bệnh lậu ở phụ nữ.
Thành phần chính: Lá chứa các alcaloid, dầu dễ bay hơi và phenol. Lá tươi chứa 0,7% dầu. Thành phần chính của dầu là linalool, methyl eugenol và phenethyl alcohol.
Rễ và vỏ thân có chứa chrysophanine, thành phần oxy hóa, oxoushinsunine, Isosalicifolin, kiềm.
Sử dụng để chưng cất (1: 4) cho các thí nghiệm trên động vật để chế biến thuốc ho, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu và thuốc hen suyễn (hen suyễn do histamine) nhưng tác dụng không được mạnh mẽ.
Cấm kỵ trong sử dụng: Không rõ ràng
Nếu bạn có niềm đam mê với cây xanh, hãy sớm trồng cho mình một cây ngọc lan nhé. Ngay kể cả việc bạn không có kinh nghiệm để ứng dụng các lợi ích của hoa, chỉ cần tận hưởng mùi thơm của nó là đủ.
*Dịch tổng hợp từ Hoa điểu viên/Health TT