Lạnh, cảm cúm, dị ứng và các chất gây ô nhiễm là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau và viêm xoang. Làm thế nào để phòng ngừa viêm xoang khi trời lạnh?
Không có ai trong đời mà chưa từng bị sụt sịt, nghẹt mũi, hắt hơi, viêm họng, đặc biệt là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột. Những bệnh đường hô hấp này dù không nặng nề nhưng vô cùng khó chịu, nhất là với bệnh viêm xoang . Lạnh, cảm cúm, dị ứng và các chất gây ô nhiễm là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau và viêm xoang . Bệnh có thể phát triển vào bất kì mùa nào trong năm, nhất là vào thời điểm giao mùa.
Xoang là những khoang trống của xương sọ. Các khoang trống đó được tạo nên quanh hốc mũi. Do cấu tạo của xoang là các hộp rỗng nên chúng có khả năng làm giảm trọng lượng của khối hộp sọ và tham gia điều hòa không khí. Các xoang còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là làm ấm không khí mỗi khi thời tiết lạnh và làm mát không khí khi trời nóng nhờ vào sự điều hòa của hệ thống mao mạch của xoang.
Khi thời tiết chuyển lạnh, không khí lạnh ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể qua đường mũi và họng do hít thở. Do đó, nguy cơ bị viêm xoang càng tăng. Đó cũng là lý do khiến các ca bệnh do nguyên nhân này không có dấu hiệu giảm khi trời lạnh. Mỗi năm, theo Viện Hàn lâm Khoa Tai-Mũi – Họng Hoa Kỳ – Đầu và Phẫu thuật, hơn 37 triệu người Mỹ trải qua các triệu chứng viêm xoang như đau xoang, tắc nghẽn mũi và xuất huyết mũi dày. Những con số này đang tăng lên do sự gia tăng ô nhiễm, cùng với sức đề kháng kháng sinh.
Nguyên nhân gây ra đau và viêm xoang?
Jyoti Gopal, bác sĩ gia đình của Mạng lưới Y tế Lehigh Valley ở Bethlehem, Pennsylvania nói: “Nguyên nhân số một gây viêm xoang là dị ứng. Một số người bị dị ứng theo mùa và khó chịu nhất vào mùa xuân và mùa thu, khi số lượng phấn hoa cao, trong khi những người khác bị dị ứng quanh năm và liên tục gây ra đau xoang”.
Lạnh, cảm cúm, dị ứng và các chất gây ô nhiễm là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau và viêm xoang.
“Nguyên nhân thứ hai gây ra là cảm lạnh hoặc cảm cúm”, Tiến sĩ Gopal nói. Triệu chứng do virus gây ra, có thể biến thành nhiễm trùng xoang. Virus cúm tấn công lớp lót của xoang, gây ra sưng. Điều này dẫn đến việc thu hẹp các đường lưu thông trong xoang và mũi. Để phản ứng, bạn sản xuất nhiều chất nhầy – đôi khi đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm xoang. Các vi khuẩn thích phát triển ở nơi chất nhầy tích tụ và đôi khi gây nhiễm trùng xoang kéo dài – một bệnh nhiễm trùng có thể vẫn còn ngay cả khi virus lạnh đã hết.
Các nguyên nhân khác gây đau và viêm xoang:
– Các chất gây ô nhiễm: Ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và các chất gây kích ứng hóa học như thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa gia đình có thể làm cho tình trạng viêm xoang phát triển.
– Do giải phẫu: Một vấn đề cấu trúc của xoang không bình thường như một vách ngăn lệch hoặc xương mũi cứng có thể ngăn ngừa chất nhầy thoát ra khỏi xoang, dẫn đến viêm xong.
– Nhiễm nấm: Đây là một vấn đề ngày càng tăng, đặc biệt ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do các bệnh như AIDS, bệnh bạch cầu và bệnh tiểu đường. Nấm, giống như vi khuẩn, có thể gây nhiễm trùng xoang, nhưng sẽ không bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, loại nấm phổ biến nhất có liên quan đến viêm xoang là aspergillus.
– Thường xuyên bơi lội hoặc lặn: Những hoạt động này có thể làm tăng nguy cơ viêm xoang do thay đổi áp suất ở mũi và xoang.
Phòng ngừa viêm xoang mùa lạnh
Bạn có thể ngăn ngừa đau, viêm xoang và nghẹt mũi bằng những biện pháp đơn giản sau đây. Mặc dù hiệu quả có thể không hoàn toàn như mong muốn nhưng ít ra cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
– Rửa tay thường xuyên: Điều này đặc biệt quan trọng trong thời tiết lạnh vì virus có thể sống lâu hơn các bề mặt mà bạn có nhiều khả năng sờ tay vào như: Tay nắm cửa, đồ dùng…
– Chích ngừa cúm hàng năm: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ, bằng cách tiêm ngừa cúm, bạn cũng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng xoang.
– Có một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn: Theo trường đại học Y Harvard, giữ sức khỏe tốt sẽ giúp bảo vệ cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh, nhờ đó giảm nguy cơ bị các bệnh hô hấp, bảo gồm cả viêm, nhiễm trùng xoang.
– Từ bỏ hút thuốc: Các bác sĩ tại trường đại học Y Harvard cũng khuyến cáo bạn nên bỏ thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp và xoang mũi trong mọi thời điểm bởi khói thuốc lá có thể gây kích ứng xoang. Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì cũng nên tránh hít phải khói thuốc thụ động.
– Sử dụng máy làm ẩm không khí: Không khí khô có thể dẫn đến đau xoang. Bác sĩ Gopal gợi ý: “Bạn có thể chạy vòi hoa sen nóng và hít hơi nước hoặc đặt một chiếc khăn ẩm trên đầu – đó là cách cũ để giảm đau xoang. Nếu bạn sử dụng máy làm ẩm không khí, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không phải làm những cách nói trên, giảm thiểu các vấn đề về xoang”.
– Không lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ giúp ích nếu bạn bị nhiễm khuẩn, nhưng chúng sẽ không có tác dụng gì trong điều trị nhiễm virus. Theo các chuyên gia trường đại học Y Harvard, nếu bạn dùng quá nhiều kháng sinh, có thể hình thành sự kháng thuốc và phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi họng, sổ mũi mùa, cảm cúm thường kèm theo ngạt mũi, sổ mũi. Những lúc như thế, bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và bất tiện vì hoặc không thở được hoặc nước mũi chảy không ngừng. Để chấm dứt tình trạng khó chịu này, bạn nên tìm đến các loại thuốc điều trị sổ mũi, làm thông mũi đặc biệt là thuốc xịt mũi Coldi-B để có tác dụng nhanh và duy trì trong nhiều giờ.
– Sử dụng dung dịch nước muối: Bạn có thể mua một dung dịch muối tại nhà thuốc để làm sạch mũi mỗi ngày, tránh nguy cơ phát triển viêm xoang.
– Giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết thay đổi cần mặc ấm, nhất là vùng cổ, ngực, mũi. Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng. Khi tắm cần tắm trong buồng kín gió. Tắm xong cần lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay. Mỗi khi đi ra đường, ngoài việc mặc ấm thì cần đeo khẩu trang, nên dùng loại có khả năng hạn chế sự xâm nhập của bụi
– Vệ sinh họng, miệng hàng ngày: Nếu giữ được họng, miệng không bị viêm thì hạn chế rất nhiều đến việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi vì hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau. Đối với trẻ em và người cao tuổi càng cần thực hiện tốt vệ sinh sạch sẽ đường hô hấp trên một cách thường xuyên càng tốt. Bạn nên đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày…