Thói quen uống nước nóng pha với nước lạnh sẽ gây hại nếu bạn không nắm rõ 3 điều này

Uống nước nóng pha với nước lạnh chỉ an toàn cho sức khoẻ khi bạn sử dụng đúng loại nước để uống.

TIN MỚI

Nước đóng vai trò quan trọng trong hình thành và duy trì sự sống của con người. Việc uống nước tưởng chừng đơn giản nhưng nếu uống sai cách sẽ gây hại cho cơ thể. Một trong những thói quen thường gặp ở nhiều người đó chính là uống nước nóng pha với nước lạnh.

Thói quen uống nước nóng pha với nước lạnh liệu có gây hại cho cơ thể? ‍‍

Thực ra, nước nóng pha với nước lạnh còn được gọi là “nước âm dương”, nên phân ra các trường hợp như sau:

– Nước nóng pha nước lạnh (tùy theo chất lượng nước lạnh)

Nếu nước lạnh được sử dụng là nước thô tức là nước chưa qua lọc, tinh chế hay xử lý thì có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật và một số mầm bệnh. Dù được pha với nước nóng thì vi khuẩn, tạp chất trong nước cũng không thể được làm sạch. Thậm chí, khi uống vào còn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn…

– Nước nóng pha nước đóng chai hoặc nước khoáng

Nếu nước lạnh sử dụng là nước đóng chai, nước khoáng thì chất lượng nước lạnh vẫn đảm bảo, dù kết hợp với nước nóng thì cũng không gây hại cho cơ thể.

Thói quen uống nước nóng pha với nước lạnh sẽ gây hại nếu bạn không nắm rõ 3 điều này - Ảnh 1.

– Nước nóng pha với nước để qua đêm

Nước sôi để qua đêm hay để nguội vốn không tốt cho sức khoẻ. Sau khi để nguội lâu, nước sẽ bị tái nhiễm vi sinh vật từ môi trường, sự phát triển của vi sinh vật sẽ sinh ra các chất độc. Nếu càng để lâu, lượng vi sinh vật càng tăng càng dễ gây hại cho cơ thể. Do vậy, việc trộn lẫn loại nước này với nước nóng càng không an toàn.

Vậy nên, về việc pha nước lạnh và nước nóng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không thì phải tùy thuộc vào loại nước mà bạn sử dụng. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình chủ yếu đều sử dụng nước khoáng, nước tinh khiết, nước lọc đóng chai sẵn. Các loại nước này đều đã trải qua quá trình xử lý lọc bỏ các tạp chất và vi khuẩn nên ít có nguy cơ gây tổn hại cho con người. Đối với bình nước nóng lạnh, việc pha nước nóng và nước lạnh chỉ khiến thay đổi nhiệt độ của nước, vậy nên bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng.

Khi uống nước cần chú ý điều gì?

1. Không uống một lúc quá nhiều nước

Uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe, nhưng uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ dễ gây ngộ độc nước. Bởi khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng làm tăng gánh nặng cho thận và gây ra các bệnh về thận. Trang Toutiao khuyên bạn nên chia nhỏ lượng nước, nên uống nước nhiều lần thay vì uống quá nhiều nước một lúc để đảm bảo an toàn cho cơ thể đồng thời đáp ứng được lượng nước cần thiết cho cơ thể.

2. Không uống nước quá nóng

Nếu bạn uống nước nóng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, vì vậy bạn nên chọn nhiệt độ thích hợp khi uống nước, nếu không bạn sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, uống nước quá nóng còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, rất nguy hiểm.

Thói quen uống nước nóng pha với nước lạnh sẽ gây hại nếu bạn không nắm rõ 3 điều này - Ảnh 2.

3. Không uống nhanh

Không nên uống nước quá nhanh, bởi dễ khiến cơ thể không chịu được nhiều nước trong một lần và trực tiếp đi vào bàng quang. Như vậy, các cơ quan trong cơ thể vừa không được bổ sung nước, vừa bị mất nước. Điều này cũng làm tăng gánh nặng cho bàng quang. Không chỉ vậy, uống nước quá nhanh còn làm bạn dễ bị nấc cụt và chướng bụng. Vì vậy, khi uống nước, bạn nên chú ý uống một lượng nhỏ và uống nhiều lần.

Mẹo uống nước:

Nước đun sôi chứa các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, uống nước đun sôi thường xuyên rất tốt cho sức khỏe con người, người bình thường nên uống khoảng 8 cốc nước đun sôi mỗi ngày, đảm bảo uống đủ nước đun sôi mỗi ngày để làm máu lưu thông tốt và ngăn ngừa hình thành huyết khối.

Ngoài ra, buổi sáng ngủ dậy uống nước là thích hợp nhất, sau một đêm nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất, bổ sung lượng nước mất trong đêm và giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn.

(Theo Toutiao)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin