Bí quyết dạy con “không đòn roi” của mẹ Ấn Độ: Uốn nắn bằng tình yêu thương và sự tôn trọng

Cha mẹ Ấn Độ không bao giờ quát mắng hay phạt khi con mắc lỗi. Họ dạy con bằng bí quyết riêng khiến những đứa trẻ ngỗ nghịch nhất cũng nghe lời.

TIN MỚI

Nhiều cha mẹ tin rằng “yêu thì cho roi cho vọt”, kỉ luật thép sẽ khiến trẻ nghe lời và ngoan ngoãn. Nhưng các bà mẹ Ấn Độ thì ngược lại. Họ tin rằng, quát mắng con không đem lại lợi ích gì. Ngay cả với những đứa trẻ ngỗ nghịch nhất, họ cũng có cách để con ngoan ngoãn mà không phải dùng đến đòn roi.

Dạy con bằng tình yêu thương

nhung sai lam cua cha me day con ngay tu khi con nho 1 1498879470276

Những đứa trẻ Ấn Độ được dạy cách sống yêu thương đối với bất kỳ sinh vật nào kể từ khi sinh ra. Sự kiên nhẫn là vô cùng quan trọng. Nó được coi là một đức hạnh, còn sự nhõng nhẽo, thể hiện thái độ không được cha mẹ Ấn Độ khuyến khích.

Kiểm soát thông tin

Các bậc phụ huynh Ấn Độ kiểm soát nghiêm túc các chương trình tivi, họ chỉ cho phép con xem các chương trình nghệ thuật và giáo dục. Điều này rất quan trọng đối với việc nuôi dạy trẻ khi internet và truyền hình ngày nay có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách của trẻ, thậm chí tiềm ẩn nhiều mối nguy hại.

Quy tắc trên bàn ăn

image 1498879576156

Phụ nữ Ấn Độ đặc biệt cẩn thận trong các quy tắc dạy con trên bàn ăn. Họ chỉ cho con cách cư xử phù hợp khi ăn uống. Ở tuổi lên 2, hành vi nghịch ngợm bên bàn ăn của trẻ có thể được tha thứ, nhưng một đứa trẻ 10 tuổi thì không.

Là một tấm gương sáng

Cha mẹ Ấn Độ rất tích cực trong việc định hình thói quen và tính cách tương lai của trẻ. Đó là lí do tại sao họ luôn dạy con bằng cách thực hiện hành động như một tấm gương sáng, chứ không chỉ dạy dỗ bằng lời nói.

Gắn kết gia đình

Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên ngủ cùng con nhỏ để đứa trẻ có thể cảm nhận sự kết nối, gắn bó giữa cha mẹ và con. Khi một đứa trẻ gặp điều bất ổn và được mẹ ôm ngay lập tức, chúng sẽ có tâm lý vững vàng hơn trong cuộc sống.

Đánh thức tiềm năng của trẻ

Mẹ Ấn Độ dạy con khám phá tiềm năng của chính mình, vượt qua chính mình chứ không phải ganh đua với người khác.

Mẹ Ấn Độ dạy con khám phá tiềm năng của chính mình, vượt qua chính mình chứ không phải ganh đua với người khác.

Trẻ em Ấn Độ được dạy về tinh thần và sự khoan dung ở trường. Trường học dạy trẻ cách nói lên suy nghĩ của bản thân và thảo luận với người khác. Họ dạy trẻ yoga, rèn luyện trí nhớ và nụ cười. Những bài học có hệ thống sẽ kích thích và giúp trẻ phát huy tiềm năng riêng.

Thái độ của giáo viên rất quan trọng

Thái độ của những người làm nghề giáo dục ở Ấn Độ rất được chú ý. Họ không được thể hiện thái độ bất mãn, mất kiểm soát bởi nó sẽ tác động trực tiếp tới trẻ em. Những cuộc họp giao ban của giáo viên thường bàn về cách ứng xử của giáo viên chứ không phải học sinh.

Dạy trẻ vượt lên chính mình

Nhiệm vụ chính của mọi trẻ em Ấn Độ là trở nên tốt hơn bản thân mình mỗi ngày, chứ không phải trở thành người giỏi nhất. Việc xếp hạng học sinh ở đây được cho là không cần thiết. Hàng tháng, những học sinh vượt lên bản thân mình tốt nhất được tuyên dương.

Quy tắc tôn trọng

Cha mẹ, giáo viên ở Ấn Độ không ngần ngại thể hiện tình yêu thương đối với trẻ. Họ có thể ôm, vỗ nhẹ vào đầu của những đứa trẻ. Tuy nhiên, hành động đó phải được sự đồng ý của trẻ.

Không đòn roi, không nước mắt, sự yêu thương, bao dung và kiên nhẫn là điểm mấu chốt trong phương pháp giáo dục trẻ em Ấn Độ mà bậc phụ huynh nào cũng nên áp dụng.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin