Dưới góc độ lý thuyết Marketing, ngành giáo dục bản chất là một ngành dịch vụ. Người làm dịch vụ muốn tồn tại lâu dài cần phải liên tục đổi mới trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và tìm kiếm thêm khách hàng mới.
Nhu cầu marketing của thị trường giáo dục Việt Nam hiện nay
Ngày nay, mô hình giáo dục ở Việt Nam không còn gói gọn trong các cấp bậc tiểu học, trung học (cấp 2+3), đại học mà còn bao gồm cả sự phát triển như nấm của các trung tâm giáo dục bên ngoài. Các trung tâm tiếng Anh, các trung tâm đào tạo kỹ năng sống hay năng khiếu…đang dần được ưa chuộng, chứng minh một điều rằng giáo dục phải đi đôi với nhu cầu thiết thực của xã hội.
Trước đây, có quan điểm cho rằng chỉ có những trường cao đẳng, đại học tư thục mới cần làm marketing để tăng nhận diện thương hiệu, cũng như thu hút thí sinh. Tuy nhiên theo thời gian, quan điểm này dần trở nên lỗi thời. Quy chế cho phép các trường tự xây dựng lộ trình tuyển sinh, cũng như yêu cầu các trường đại học công lập dần chuyển mình tự chủ về tài chính đã mang tới hệ quả: bản thân các trường ĐH công lập cũng đang trong một cuộc chạy đua làm thương hiệu để lôi kéo thí sinh dự tuyển.
Điều này được chứng minh bằng việc hiện nay, rất nhiều trường ĐH bắt đầu xây dựng bộ phận tiếp thị riêng của mình, tham gia nhiều hơn vào việc quảng bá hình ảnh cũng như xây dựng các chiến lược thu hút thí sinh. Các trung tâm giáo dục cũng tìm mọi cách làm tiếp thị để thu hút học viên về với mình.
Chiến lược truyền thông tốt giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giáo dục.
Một chiến lược truyền thông tốt đối với doanh nghiệp giáo dục được đánh giá bởi những yếu tố sau: mức độ được biết đến của thương hiệu, sự lan tỏa các thông tin tích cực về doanh nghiệp, tần suất được nhắc đến của thương hiệu, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.
Đi vào hoạt động năm 2001, tới nay, trường ĐH RMIT vẫn luôn là cái tên nằm trong top đầu những trường ĐH quốc tế tại Việt Nam. Nhắc tới RMIT là nhắc đến môi trường giáo dục hiện đại, chuẩn quốc tế, chất lượng đào tạo tốt. Điều này có được một phần do chính sách truyền thông nhất quán của trường ĐH này. Không theo đuổi chiến lược phổ rộng ngay thời gian đầu, ĐH RMIT nhất quán cách truyền thông tốt nhất là trả lời bằng chất lượng giáo dục. Hình ảnh những sinh viên RMIT giỏi giang, năng động, bắn tiếng Anh như gió…xuất hiện trên các kênh truyền thông. Khu học xá của trường xuất hiện trong cảnh quay video clip của ca sĩ nổi tiếng. Dần dần, RMIT trở thành cái tên được nhắc tới đầu tiên cho những lựa chọn “du học ngay chính tại Việt Nam”.
Khác với ĐH RMIT, ĐH Thăng Long lại chọn cách PR hình ảnh bằng những hoạt động ngoại khóa sôi nổi, phong phú. Là trường ĐH dân lập đầu tiên ở Việt Nam, ngày nay nhắc tới cái tên ĐH Thăng Long, người ta nhớ ngay về một trường đại học với nhiều chuyên ngành đào tạo phong phú, cùng nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị. Điều đó làm giảm bớt ấn tượng về sự căng thẳng trong học tập, thi cử. Trường đại học này còn được nhắc tới nhiều như trường ĐH đầu tiên xây phòng gym cho sinh viên và giảng viên, hay thậm chí xây phòng tiêu chuẩn…khách sạn để các sinh viên chuyên ngành Du lịch- Khách sạn thực hành.
Hay với mô hình các trung tâm giáo dục bên ngoài, doanh nghiệp cũng đau đầu lựa chọn chiến lược truyền thông thích hợp. Nhắc tới Sol Art – Trung tâm nghệ thuật dành cho trẻ em, người ta nhớ ngay tới hình ảnh giám đốc nghệ thuật Đặng Châu Anh. Hình ảnh cô Châu Anh xuất hiện trong các chương trình đình đám cho thiếu nhi như Đồ Rê Mí chính là đảm bảo cho chất lượng, cũng như sự thu hút của trung tâm Sol Art. Phụ huynh cũng yên tâm hơn khi gửi gắm con em mình vào trung tâm này. Đó là chiến lược tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng- một chiến lược mà nhiều doanh nghiệp giáo dục hiện nay cũng đang theo đuổi.
Doanh nghiệp giáo dục cần làm gì để thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả?
Ngày nay, bên cạnh các phương pháp Marketing truyền thống, doanh nghiệp giáo dục còn cần phát triển các kênh tiếp thị trên môi trường số. Sau đây là một số gợi ý:
Sử dụng các đoạn video viral được phát trực tiếp
Tất cả mọi người giờ đây đều có thể phát video trực tiếp qua facebook (cả youtube cũng đang phát triển ứng dụng này). Hãy nghĩ xem, trường của bạn chính là một nơi hoàn hảo để có thể lan truyền các video về cuộc sống sinh viên, lớp học, giảng đường, các đoạn phỏng vấn ngắn và thú vị.
Thúc đẩy hoạt động marketing mang tính trải nghiệm
Chẳng có gì kết nối mọi người hơn chia sẻ các trải nghiệm thực tế. Các tour tham quan trường, các hoạt động như Open Day sẽ thu hút nhiều “sinh viên tiềm năng” cho trường của bạn. Hoặc đơn giản hơn, có trung tâm giáo dục chuẩn bị sẵn các photo booth mang tới các ngày hội tuyển sinh. Học sinh có thể thoải mái chọn lựa chụp hình tương ứng với những ngành học họ chọn, đồng thời chia sẻ những bức ảnh này trên mạng xã hội.
Cá nhân hóa nội dung
Các đối tượng mục tiêu mong chờ một chiến dịch marketing với nội dung được cá nhân hoá và hữu ích. Cá nhân hoá nội dung không chỉ đơn giản thay tên người nhận trong các email. Cách làm hiệu quả nhất chính là đưa đến nội dung hữu ích nhất cho mỗi người nhận. Bạn sẽ biết được điều này khi phân tích các hành vi trực tuyến của họ. Họ thường đọc những nội dung gì? Hay ghé thăm trang web nào nhất? Và họ thường thích đọc những gì trên các trang web đó? Càng thu thập nhiều thông tin càng có ích cho chiến dịch PR của bạn. Bạn có thể thuê một bài PR hay đặt một cái banner trên các chuyên mục tuyển sinh/du học từ những báo lớn và thu hút độc giả lứa tuổi này như Dân trí, Kênh 14, Báo du học… Bạn định hướng thông tin, “educate” họ thông qua những thông tin họ đang cần tìm hiểu.
Thúc đẩy hoạt động PR
Đối với đặc thù ngành giáo dục, sự uy tín là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Và PR là phương cách tốt nhất giúp doanh nghiệp chuẩn bị và tạo uy tín. Thậm chí quảng cáo cũng không có được khả năng này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại.
Hơn nữa, chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn.
Như vậy trong xu thế hiện tại, hoạt động PR có thể nói là giải pháp vàng cho doanh nghiệp kinh doanh giáo dục vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng.
Hiểu được nhu cầu của khách hàng, Admicro tự hào mang đến cho khách hàng ngành Giáo dục những giải pháp truyền thông hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
Thế mạnh của Admicro là khả năng sáng tạo nội dung với các tay viết hàng đầu thị trường, dựa trên nền tảng luôn lắng nghe nhu cầu của doanh nghiệp, hiểu độc giả và các kênh truyền thông. Đội ngũ tư vấn tận tâm, cùng ekip vận hành, kỹ thuật và thiết kế sẵn sàng khiến khách hàng hài lòng với sự chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt và tạo ra những xu thế mới.
Liên hệ với chúng tôi tại: http://admicro.vn/.