Có rất nhiều loại tình yêu mà cha mẹ dành cho con cái, tuy nhiên, điều đáng buồn là đôi khi, những gì chúng ta nghĩ là tình yêu lại thực sự gây tác động tiêu cực.
Nếu bạn hỏi các bậc cha mẹ: “Bạn có yêu con mình không?” thì câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp tục hỏi: “Bố mẹ có biết cách thương con không?”. Có lẽ nhiều người chưa biết phải trả lời thế nào.
Có người kể: “Vài ngày trước, trên tàu điện ngầm, tôi gặp cặp cha mẹ với một cậu bé 4 tuổi. Trong suốt chuyến đi, đứa trẻ đã xem những đoạn video trên điện thoại di động một cách thích thú. Rồi điện thoại đổ chuông, người cha bắt máy, cậu bé bắt đầu khóc lóc la hét. Để trấn an, người cha phải ngừng trò chuyện và đưa điện thoại cho con một lần nữa.
Cách làm của người cha này chẳng khác nào dạy con một điều: “Con vừa khóc là có thể đạt được điều mình muốn”.
Đôi khi cha mẹ bất lực vì không biết thương con
Chắc hẳn nhiều người đã thấy đủ kiểu tình yêu của cha mẹ trong đời:
Một số cha mẹ yêu con giống như một chiếc trực thăng, đáp ứng nhu cầu của con cái mọi lúc;
Một số cha mẹ yêu con nhưng không ngừng chỉ trích, buộc tội chúng, cho rằng “giáo dục bằng sự chê bai” sẽ khiến con cái trở nên tốt hơn;
Một số cha mẹ thương con, để con làm tất cả những gì mình cho là đúng, cho rằng đây là “vì lợi ích của con”;
Một số bậc cha mẹ hy sinh hết mình, cho rằng tình yêu đích thực chỉ có khi dồn hết tâm sức vào đó;
Cũng có cha mẹ thương con, coi con như bạn bè, gọi con là anh, chị.
Có rất nhiều loại tình yêu mà cha mẹ dành cho con cái, tuy nhiên, điều đáng buồn là đôi khi, những gì chúng ta nghĩ là tình yêu lại thực sự mang lại tác động tích cực. Và dấu ấn gia đình này sẽ theo trẻ suốt cuộc đời.
Vậy, tình yêu đúng nghĩa của cha mẹ trông như thế nào?
Đầu tiên, cha mẹ có tình yêu thương và lòng trắc ẩn
Lòng trắc ẩn là nền tảng của tình yêu. Lòng trắc ẩn là tìm ra những gì trẻ đang thể hiện và nói với con rằng bạn biết con cảm thấy thế nào. Bất kể trẻ bao nhiêu tuổi, từ sơ sinh đến thiếu niên, sự đồng cảm giúp trẻ cảm thấy rằng cha mẹ đối xử với chúng như một người thực sự quan trọng và từ đó cảm thấy bản thân mình có giá trị.
Trẻ em cần được “nhìn thấy”, chúng cần thấy rằng ai đó đang chú ý đến mình, lắng nghe cẩn thận. Tuy nhiên, thông cảm và thấu hiểu cảm xúc không có nghĩa là chấp thuận bất cứ điều gì trẻ làm. Vì vậy, đôi khi, cần nói với con: “Bố mẹ biết con đang rất khó chịu, nhưng…” và từ chối yêu cầu của con mình.
Thứ hai, tình yêu thương đúng đắn sẽ dạy con cái biết chịu trách nhiệm
Chịu trách nhiệm về cảm xúc và hành vi của bản thân là khả năng quan trọng mà cha mẹ cần dạy con. Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy những người “trốn tránh trách nhiệm”, kể cả cha mẹ, nhiều người vẫn đổ lỗi cho người khác hoặc con cái về những cảm xúc tồi tệ hoặc hành vi không phù hợp của mình.
Nếu yêu thương con cái, cha mẹ phải trả lại phần trách nhiệm mà con cái phải gánh chịu, thay vì làm cho con mọi việc.
Thứ ba, tình yêu đúng đắn nhấn mạnh nhân cách hơn là thành tích
Cha mẹ yêu thương con cái vì con người thật của chúng, không chỉ vì những gì chúng có thể làm. Nếu quá chú ý đến thành tích và định nghĩa con cái bằng “những gì chúng đã làm được”, trẻ sẽ dễ dàng hình thành một niềm tin ăn sâu: Con sẽ không bao giờ làm tốt.
Là cha mẹ, chúng ta còn cần nhìn vào phẩm chất của con, như lòng tốt, sự lạc quan, nhiệt tình, trung thực, nghiêm túc…
Thứ tư, tình yêu thương đúng đắn sẽ khuyến khích con là chính mình
Tình yêu thương đúng mức của cha mẹ sẽ khuyến khích con cái trở thành một người chân thành và được là chính mình. Chúng ta cần cho con cái biết rằng mặc dù cần đối xử tôn trọng với người khác nhưng cũng phải có điểm dừng, không cần đánh mất bản thân để được lòng mọi người.
Đồng thời, cha mẹ cũng nên là người chân thành, bày tỏ cảm xúc và nhu cầu thật của mình để con biết rằng ai cũng có nhu cầu của riêng mình.
Thứ năm, cha mẹ không làm bạn với con một cách mù quáng
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng họ nên thiết lập mối quan hệ tốt với con cái và làm bạn với chúng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thực sự chỉ giao tiếp với con cái như những người bạn thì rất dễ nảy sinh vấn đề. Bạn bè có thể nói về mọi thứ và làm bất cứ điều gì, nhưng cha mẹ thì không thể.
Cha mẹ cần nói cho con biết điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Cần dạy con mình nói “không” bằng cách duy trì các ranh giới phù hợp. Học cách yêu thương không chỉ của riêng cha mẹ, đó là bài tập cả đời của tất cả mọi người.