Trẻ bị tay chân miệng đều tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu mắc phải loại virus độc mang tên EV71 thì rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
So với cùng kỳ năm 2018, số ca bệnh tay chân miệng tăng 41,7%
Lũy tích từ đầu năm đến tuần 16 năm 2019, cả nước ghi nhận 13.651 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố (7,796 trường hợp nhập viện), trong đó có 2 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số mắc cả nước tăng 41,7%, số trường hợp nhập viện tăng 40,0%. Tại 10 tỉnh, thành phố có số mắc tích lũy/100.000 dân cao nhất chủ yếu tại khu vực miền nam và một tỉnh khu vực miền trung.
Số bệnh nhân mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,3%), trong đó hay gặp nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 81,2%) và dưới 1 tuổi (chiếm 18%).
So với cùng kỳ năm 2018, số mắc cả nước tăng 41,7%, số trường hợp nhập viện tăng 40,0%.
Bệnh tay chân miệng có khả năng gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây do một nhóm virus đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch. Dịch tay chân miệng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào mùa hè và cuối năm, rất dễ lây lan trong môi trường đông người, có thể gây biến chứng co giật, suy hô hấp, phù phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và được điều trị phù hợp nhất.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo trẻ đã bị tay chân miệng ở thể nặng là nhiễm độc thần kinh như dưới đây:
Cha mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo trẻ đã bị tay chân miệng ở thể nặng là nhiễm độc thần kinh.
Trẻ quấy khóc liên tục kéo dài
Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 – 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Trẻ sốt cao liên tục không hạ
Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ hay giật mình
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.
Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.