Sáng nay, chuyên gia nổi tiếng Trung Quốc về Covid-19 đã có lời phát biểu đính chính về con đường lây nhiễm virus SARS-CoV2 và chủng virus khác nhau ở những vùng dịch tại Trung Quốc.
Chuyên gia TQ đính chính về nguồn gốc lây nhiễm virus SARS-CoV2
Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc trong chiến dịch Covid -19 Trần Quân Thạch mới đây đã nói rằng, dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid -19) là một bệnh không do thực phẩm gây ra bởi vùng dịch Đại Liên (TQ), không có bằng chứng để nói rằng virus có thể lây lan qua đường tiêu hóa.
Theo ông Thạch, “Viêm phổi Vũ Hán không phải là bệnh có nguồn gốc lây nhiễm từ thực phẩm!” (đính chính cho ý kiến trước đây là dịch bệnh từ chợ hải sản, động vật tươi sống ở địa phương) – lời phát biểu được nêu ra Tại Diễn đàn Phát triển Kỷ luật Sức khỏe Cộng đồng Quốc gia vào ngày hôm nay (28/7/2020).
Ông Trần Quân Thạch là nhà nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và nhà nghiên cứu của Trung tâm Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm, đã nhấn mạnh trong bài phát biểu. Không cần phải quá lo sợ, nhưng chúng ta vẫn cần cảnh giác với mối đe dọa vì ô nhiễm thực phẩm.
Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Hoa Kỳ, FDA Hoa Kỳ, EU CDC và các cơ quan khác đều tuyên bố rằng Covid-19 không phải là bệnh có mầm bệnh từ thực phẩm gây ra và sẽ không lây lan qua thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm động vật sống cũng không có bằng chứng liên quan.
Cùng với kinh nghiệm nghiên cứu trước đây về các coronavirus như SARS và MERS, coronavirus mới (SARS-CoV2) sẽ không lây lan qua thực phẩm.
Các chủng virus SARS-CoV2 ở mỗi nơi lại có sự khác nhau
Nhớ lại một số đợt bùng phát của Covid-19 ở Trung Quốc, bao gồm cả vụ dịch ở Vũ Hán vào đầu năm, và những vụ dịch gần đây ở Bắc Kinh và Đại Liên, đều liên quan đến hải sản và các sản phẩm từ các loại thịt.
Chúng tôi thấy rằng chủng dịch ở Bắc Kinh là một chủng giống ở châu Âu, khác với các chủng virus ở Vũ Hán và Bắc Kinh hồi đầu năm, và dễ lây nhiễm hơn chủng Vũ Hán.
Virus ở Đại Liên lần này cũng là một chủng ở châu Âu và trình tự axit nucleic của nó khác biệt đáng kể so với chủng virus ở Bắc Kinh.
Theo phân tích của chúng tôi, có hai nguồn dịch ở Bắc Kinh. Ban đầu, nó lây từ người sang người, có thể từ một người không có triệu chứng từ bên ngoài vào, nguồn kia là hải sản đông lạnh nhập khẩu, bị nhiễm virus SARS-CoV2 và bị nhiễm sau khi tiếp xúc với người. Đã có một sự cố lây truyền từ người sang người.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, virus sẽ được truyền qua thực phẩm hay không?
Để chứng minh rằng virus bị nhiễm qua thực phẩm, chúng ta cần phải có virus sống, nhưng không có virus sống nào được phân lập và nuôi cấy từ một mẫu dương tính trên bề mặt thực phẩm.
Chúng tôi đang thực hiện một cuộc điều tra quy mô lớn, nhưng chưa có bằng chứng.
Mặt khác, lây nhiễm qua thực phẩm cũng có yếu tố liều lượng. Không phải cứ chạm vào một hoặc hai con virus là sẽ gây nhiễm bệnh, mà phải là một số lượng virus nhất định mới có thể gây ra lây nhiễm. Cũng không có bằng chứng về liều lượng và nhiễm trùng về mặt này.
Do đó, việc ngăn ngừa nhiễm trùng coronavirus đặc biệt là các nguồn thực phẩm nghi ngờ, cần phải dựa trên quan điểm khoa học. Trong khi vẫn phải tăng cường nhận thức về phòng ngừa liên quan đến an toàn thực phẩm, nhưng đừng hoảng sợ quá nhiều.
Về vấn đề này, chúng tôi khuyên bạn nên tuân thủ 5 nguyên tắc của WHO để đảm bảo an toàn thực phẩm:
– Giữ sự sạch sẽ
– Tách riêng thực phẩm sống và nấu chín
– Nấu chín kỹ thức ăn
– Duy trì nhiệt độ an toàn
– Sử dụng nước sạch và các thành phần nguyên liệu sạch.
Thị trường hải sản và thịt có điều kiện vệ sinh kém và nhiệt độ thấp. Đây chính là môi trường có lợi cho sự tồn tại của các loại virus khác nhau. Duy trì vệ sinh sạch sẽ và áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm đúng cách có thể ngăn ngừa virus hoặc các loại bệnh truyền nhiễm do thực phẩm lây lan qua thực phẩm.
*Theo Health/Sohu