Cứ gội đầu vào thời điểm ĐỘC này, nhẹ thì đau đầu, nặng đột quỵ ngay: 80% người đang làm sai, biết sớm để thay đổi kẻo rước họa vào thân

Việc gội đầu sai cách, sai thời điểm có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

TIN MỚI

Tóc đóng một vai trò quan trọng với cơ thể, ngoài tác dụng thẩm mỹ, tóc còn có thể giúp các cơ quan trao đổi chất làm nhiệm vụ bài tiết, từ đó góp phần giải độc, bài tiết chất thải và chất độc tích tụ trong cơ thể. Các chất độc hại và khí cacbonic sẽ được đào thải ra ngoài qua cấu trúc bài tiết của nang lông.

Da đầu bình thường sẽ tiết ra một lượng bã nhờn theo quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và vitamin, cũng như tiếp xúc với bức xạ tia cực tím và độ ẩm trong tự nhiên. Nếu cơ thể thiếu ngủ trong thời gian dài hoặc chịu áp lực cao thì mức độ hormone chuyển hóa sẽ tác động lên quá trình bài tiết chất nhờn, gây ra một số rối loạn hoặc bất thường.

Gội đầu buổi sáng và gội đầu buổi tối, cái nào hại hơn?

1. Gội đầu vào buổi sáng 

Về mặt lâm sàng, để cải thiện chất lượng tóc hoặc kiểu tóc của mình, nhiều người thường có thói quen gội đầu vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. 

Cứ gội đầu vào thời điểm ĐỘC này, nhẹ thì đau đầu, nặng đột quỵ ngay: 80% người đang làm sai, biết sớm để thay đổi kẻo rước họa vào thân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên vào thời điểm này, các tế bào thần kinh và dẫn truyền thần kinh chưa đạt đến trạng thái tỉnh táo nên chưa được gội đầu ngay. Lúc này, quá trình lưu thông máu của nang tóc thường bị chậm, không đạt được mức bình thường nên sẽ kích thích cơ chế oxy hóa của da đầu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, dễ dẫn tới đau đầu hoặc có nguy cơ bị đột quỵ. Vì vậy, không thích hợp để gội đầu vào buổi sáng.

Các nhà y học khuyến cáo nam giới và phụ nữ đang có kinh nguyệt nên kiểm soát nhiệt độ nước gội đầu buổi sáng ở mức khoảng 38-40 độ C. Nhiệt độ này sẽ làm tăng tuần hoàn máu của đầu và hoạt động điều hành của nồng độ hormone chuyển hóa, để các tế bào thần kinh trong não có thể đạt được trạng thái duy trì nhất định.

Nếu bạn phải gội đầu vào buổi sáng, hãy gội đầu sau khi đánh răng rửa mặt, lúc cơ thể đã tỉnh táo. Bên cạnh đó, gội đầu xong cần lau khô tóc trước khi ra ngoài để tránh hơi ẩm xâm nhập vào cơ thể gây nhức đầu, cảm lạnh.

2. Gội đầu vào ban đêm 

Gội đầu vào buổi tối sẽ giúp chúng ta loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn trên da đầu tích tụ trong một ngày dài làm việc. Tuy nhiên, đây là thời điểm để đầu óc được thư giãn và nghỉ ngơi, đặc biệt là khung giờ từ 10h tối đến 2h sáng là thời kỳ tái tạo và hoạt động của tế bào da đầu. Vì vậy việc  gội đầu sau 10h tối sẽ không tốt cho não bộ và sức khỏe. Việc gội đầu vào lúc tối muộn sẽ kích thích hoạt động của tế bào não khiến não và dây thần kinh không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Cứ gội đầu vào thời điểm ĐỘC này, nhẹ thì đau đầu, nặng đột quỵ ngay: 80% người đang làm sai, biết sớm để thay đổi kẻo rước họa vào thân - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Hơn nữa, gội đầu buổi tối mà không sấy tóc có thể bị khí ẩm xâm nhập, sẽ gây đau đầu và cảm lạnh. Tuy nhiên việc thường xuyên dùng máy sấy để làm khô tóc cũng sẽ khiến tóc bị hư tổn. Do đó, tốt nhất chúng ta nên hạn chế gội đầu buổi tối để tóc được khỏe mạnh. 

Trong trường hợp không có thời gian gội đầu vào ban ngày và bạn chỉ có thể gội đầu vào buổi tối thì thời gian gội đầu tốt nhất là trước 9h tối. Lưu ý không đi ngủ ngay sau khi gội đầu, để da đầu và não bộ có thời gian nghỉ ngơi. 

 Khi gội đầu vào buổi tối, bạn nên kiểm soát nhiệt độ nước khoảng 40-42 độ tùy theo thể trạng và trạng thái nang tóc của bản thân. Ở nhiệt độ này, tế bào thần kinh của não bộ sẽ nhanh nhạy hơn thông qua phản ứng tự chủ của chúng và cơ chế oxy hóa. 

Trên thực tế, gội đầu vào buổi sáng hay tối đều có những ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, gội đầu 1 giờ sau bữa ăn là thời gian phù hợp nhất, đồng thời cũng phải chú ý vấn đề sau khi gội đầu để bảo vệ đầu khỏi lạnh giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Gội đầu bao lâu một lần để tốt cho sức khỏe?

1. Đối với khô tóc

Về mặt lâm sàng, hormone tiết ra bởi hormone nội tiết và hormone chuyển hóa ở phụ nữ và nam giới là khác nhau, kết quả là sự lắng đọng melanin và nồng độ hormone dinh dưỡng cũng sẽ khác nhau. 

Dầu, độc tố và chất thải do nang tóc trên da đầu tiết ra, ở trạng thái sinh lý bình thường, nếu nang tóc không tiết ra một lượng lớn dầu hoặc chất bẩn thì bác sĩ khuyên bạn nên cách 2 ~ 3 ngày làm sạch nang tóc một lần. 

Trong y học lâm sàng, những người có cơ địa da đầu khô có thể bị bệnh khô nang tóc khiến gàu xuất hiện nhiều hơn theo cơ chế chuyển hóa nồng độ hormone trong cơ thể. Do đó, bạn có thể sử dụng dầu gội đầu nuôi dưỡng tóc hoặc tạo độ ẩm tự nhiên để hạn chế phát sinh gàu.

Cứ gội đầu vào thời điểm ĐỘC này, nhẹ thì đau đầu, nặng đột quỵ ngay: 80% người đang làm sai, biết sớm để thay đổi kẻo rước họa vào thân - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

2. Đối với tóc dầu

Nếu bạn ăn nhiều chất xơ hoặc dầu hòa tan trong nước, da và nang tóc của bạn sẽ có cấu trúc nhờn. Ở trạng thái sinh lý này, dầu và chất bẩn sẽ tích tụ nhiều hơn, gây ra gàu. Bác sĩ khuyến cáo những người da dầu nên làm sạch nang tóc 1 – 2 lần mỗi ngày, điều này có ý nghĩa duy trì và bảo vệ cho các nang tóc. 

Người có tóc dầu, nhanh bết có thể sử dụng các loại dầu gội dành cho da dầu bán trên thị trường để hạn chế tình trạng tóc bết do da đầu tiết quá nhiều dầu. Dầu xả nhờn hoặc các loại kem dưỡng chăm sóc tóc sẽ làm tình trạng tóc bết trầm trọng thêm và có thể gây ra viêm da đầu dẫn đến một số lượng lớn vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh và độc tố gây tắc nghẽn nang tóc.

(Theo toutiao)

https://cafef.vn/goi-dau-sang-hay-toi-co-hai-hon-80-nguoi-dang-lam-sai-biet-som-de-thay-doi-keo-ruoc-hoa-vao-than-20220422003218005.chn

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin