Trong mắt gen Z các sếp Y ngoài kinh nghiệm, lý trí vượt khó hơn họ nhưng kiến thức, thông tin, ngôn ngữ và kiến thức công nghệ đều không bằng mình. Nên họ có xu hướng chủ động coi trường học lớn nhất là Internet, người thầy là Google, hay ChatGPT thay vì để Y đào tạo, hướng dẫn – bà Ngọc Lan nhận định.
Sau 4 mùa phát sóng, Cơ Hội Cho Ai – Whose Chance” mùa 5 đã chính thức trở lại, cùng với đó là màn lộ diện của những vị Sếp là các lãnh đạo của các Tập đoàn, Doanh nghiệp đa dạng về lĩnh vực kinh doanh: FMCG, Thời Trang, Công nghệ, Giáo dục, Viễn thông, đại diện cho các thế hệ 6x, 7x, 8x và 9x. Đặc biệt, trong dàn Sếp của mùa 5, có sự hiện diện của Sếp Nguyễn Thị Ngọc Lan – Chủ tịch Tập đoàn giáo dục Atlantic, người có đam mê rất lớn trong lĩnh vực giáo dục. Theo tìm hiểu, Allantic Group do bà sáng lập đã có tuổi đời 20 năm phát triển, mang lại những giá trị tốt đẹp cho hàng trăm ngàn các em học sinh thông qua các chương trình du học và đào tạo ngoại ngữ Tiếng Anh – Tiếng Nhật – Tiếng Hàn Quốc – Tiếng Trung Quốc. Atlantic cũng là đơn vị xây dựng thành công mô hình Atlantic Five-Star English – đào tạo Tiếng Anh tiêu chuẩn 5 sao vượt trội cùng cơ sở vật chất hiện đại, công nghệ giáo dục tiên tiến, giảng viên chất lượng và sự khác biệt của giáo trình cho hàng nghìn học viên.
Năm học 2016 – 2017, Atlantic chính thức khai trương Trung tâm Anh ngữ tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên tại Việt Nam với 2 cơ sở tại 33 – 35 Lạc Trung và 125 Hoàng Ngân, Hà Nội. Tính đến nay, đã có hơn 3.000 học viên đạt chứng chỉ IELTS cao để được tuyển thẳng vào các trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam và săn học bổng du học. Hiện, Atlantic Five-Star English là Trung tâm khảo thí ủy quyền của Đại Học Cambridge Anh Quốc tổ chức kỳ thi tiếng Anh- Cambridge và là đối tác chính thức của British Council & IDP.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh và ngắn gọn với Sếp Ngọc Lan khi lần đầu ngồi ‘ghế nóng’ ở Cơ Hội Cho Ai mùa 5, và chiến lược của bà trong việc tìm kiếm những ứng viên tiềm năng.
Mục tiêu của bà tham gia chương trình truyền hình thực tế “Whose Chance – Lựa chọn cho ai” là gì?
Tôi đến với chương trình Cơ Hội Cho Ai trên tinh thần cởi mở và trân trọng các ứng viên. Tôi mong muốn tìm kiếm các nhân sự phù hợp với một tập thể đa ngôn ngữ, đa văn hóa, đa quốc tịch và không ngại thử thách.
Tôi yêu những bạn trẻ gen Z đầy năng lượng tích cực, thông minh, sáng tạo và luôn lấy thành quả để chứng minh. Và chính “Fsel – English Center in Yourpocket” – một sản phẩm công nghệ đưa tiếng Anh 5 sao đến với mọi vùng miền địa lý, kinh tế trên toàn quốc – của Atlantic đang được tạo nên bởi team Gen Z. Tôi tự hào về thế hệ tiếp nối đó.
Với những doanh nghiệp trên 20 năm như Atlantic Group thì doanh nghiệp ấy phải đối mặt với điều gì khi có nhiều thế hệ cùng làm việc trong công ty?
Đó là khoảng cách và sự khác biệt giữa các thế hệ. Khi mà X chiếm chủ lực các vị tri lãnh đạo cấp cao, Y – thế hệ được học hành bài bản hơn đang chiếm chủ lực lãnh đạo cấp trung, thì Z con của X đang gia nhập thị trường lao động và ở cấp độ nhân viên. Z được đầu tư học tập chỉn chu, sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn, có nhiều thông tin hơn, là công dân bản địa số (ra đời sau khi internet và công nghệ 4.0 xuất hiện). Họ không những ứng dụng công nghệ vào công việc, cuộc sống thành thạo mà còn lấy con người làm trung tâm để công nghệ phục vụ mình và giúp cho công việc & cuộc sống hiệu quả và thuận lợihơn.
Trong khi X và Y chỉ là cư dân nhập cư số (sinh trước khi interner và công nghệ 4.0 phát triển). Thế hệ X và Y đời đầu có thể nói là lạc hậu về công nghệ. Điều này tạo ra khoảng cách lớn thứ nhất là về công nghệ.
Tiếp theo, X và Y lý tưởng hoá mọi điều, quan tâm chú trọng thương hiệu hình ảnh cá nhân, có nhiều trải nghiệm hơn. Trong khi đó, Z thực tế, đơn giản trong hình ảnh cá nhân hơn. Chính vì vậy tạo ra khoảng cách thế hệ, khi mà Y muốn các nhân viên của mình đặt lợi ích tập thể lên trên cá nhân, “đừng hỏi công ty làm gì cho ta mà hãy hỏi mình làm được gì cho công ty” nhưng Z có suy nghĩ ngược lại nên tạo ra khoảng cách lớn thứ 2 về lý tưởng sống.
Trong khi X và Y tách biệt được công việc và cuộc sống thì gen Z lại có xu hướng hoà lại thành một. Chính vì vậy họ có nhu cầu tìm một môi trưởng làm việc phải vui vẻ, hoà nhập, thân thiết nhau. Trong khi Y lại tách bạch công việc và cuộc sống, muốn làm việc ra làm chơi ra chơi và thường muốn về nhà với gia đình khi kết thúc công việc. Đây lại là khoảng cách lớn thứ 3.
Trong mắt gen Z các sếp Y ngoài kinh nghiệm, lý trí vượt khó hơn họ nhưng kiến thức, thông tin, ngôn ngữ và kiến thức công nghệ không bằng mình. Nên họ có xu hướng chủ động coi trường học lớn nhất là Internet, người thầy là Google, hay Chatgpt thay vì để Y đào tạo, hướng dẫn. Điều này tạo ra khoảng cách thế hệ lớn thứ 4.
Lời khuyên cho các doanh nghiệp nên chọn lãnh đạo cấp trung Y ở nửa cuối từ 88-96 làm lãnh đạo cấp trung của Zen Z, tổ chức các buổi chia sẻ giữa các thế hệ để giúp rút ngắn 3 khoảng cách lớn phía trên.
Với những người trẻ mới ra trường, khi bắt đầu lựa chọn công việc, bà có lời khuyên gì dành cho họ?
Như đã nói, tôi có niềm tin vào thế hệ Gen Z – họ có nhiều tố chất để trở thành mẫu “Đại bàng”. Các bạn hãy dấn thân, hãy tận dụng những lợi thế mà các bạn đang sở hữu như là công nghệ, các kỹ năng mềm, các cơ hội được học tập… để bứt phá. Và đừng bao giờ bỏ cuộc nếu như bạn có một đam mê một cơ hội việc làm và một người sư phụ dẫn dắt chuẩn mực. Tôi bật mí một chút, thế nào là một “sư phụ” chuẩn mực: Đó là người sếp luôn luôn lắng nghe, phát hiện tài năng, tin tưởng giao việc, luôn ghi nhận tạo động lực, dám nhận trách nhiệm trước mỗi thất bại, công bằng và giữ lời hứa với bạn.
Theo bà, người trẻ nên thay đổi để phù hợp với doanh nghiêp hay doanh nên thay đổi để phù hợp với người trẻ?
Tất nhiên trong thời kỳ VUCA (volatility – biến động, uncertainty – không chắc chắn, comlexity -phức tạp, ambiguity-mơ hồ), doanh nghiệp cần theo kịp tốc độ thay đổi của khách hàng vừa phải nhanh hơn đối thủ. Sự linh hoạt là yếu tố khác biệt mới. Nên việc doanh nghiệp phải linh hoạt, đổi mới để phù hợp với tầng lớp lao động trẻ là việc cần thiết và phải có chiến lược bài bản để tuyển dụng, đào tạo và giữ chân thế hệ trẻ đầy tài năng.
Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!