5 loại quả không hề ngọt nhưng lại khiến đường huyết tăng mạnh, người khỏe mạnh cũng đừng ăn quá nhiều

Chúng ta thường lầm tưởng rằng loại quả có vị ngọt thì mới chứa nhiều đường. Tuy nhiên, vẫn có một số loại quả đặc biệt lại có lượng đường khá cao dù không quá ngọt.

TIN MỚI

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nếu bạn có bệnh tiểu đường trong người thì nên chú ý tới hàm lượng đường và chất xơ có trong mỗi loại hoa quả trước khi sử dụng. 

Một số loại trái cây tuy không có vị ngọt nhưng vẫn chứa hàm lượng đường ở mức trung bình, lại rất ít chất xơ. Điều này khiến cho tốc độ hấp thụ đường của cơ thể tăng nhanh hơn, khiến đường huyết gia tăng đột ngột.

Dưới đây là 5 loại quả không hề ngọt nhưng lại khiến đường huyết tăng mạnh mà mọi người nên lưu ý khi sử dụng:

1. Chanh dây

Chanh dây là loại quả rất bổ ích cho sức khỏe. Chúng chứa hàm lượng vitamin A dồi dào, rất nhiều chất chống oxy hóa, flavonoid và các hợp chất phenolic khác giúp ngăn ngừa ung thư. Loại quả này cũng rất tốt khi hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư đại trực tràng nhờ chứa hợp chất quan trọng Piceatannol.

Tuy vậy, chanh dây lại là loại quả không thích hợp cho người tiểu đường dù chúng vốn dĩ có vị chua nhiều hơn ngọt. Hàm lượng đường trong mỗi quả chanh dây cũng xấp xỉ 13% và chất xơ thì rất ít.

Chính vì thế, dù bạn chỉ mới ăn có một ít, chanh dây có thể khiến đường huyết tăng rất nhanh.

5 loại quả không hề ngọt nhưng lại khiến đường huyết tăng mạnh, người khỏe mạnh cũng đừng ăn quá nhiều - Ảnh 1.

Chanh dây là loại quả rất bổ ích cho sức khỏe với nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, tuy nhiên lại chứa xấp xỉ 13% hàm lượng đường và chất xơ thì rất ít. Nguồn: Internet

Nên ăn bao nhiêu mỗi ngày? 

Theo chuyên gia, tốt nhất mỗi ngày, mỗi người không nên uống quá 2 cốc chanh dây pha loãng, chứ không nên uống quá đặc.

2. Thanh long

Là loại quả vô cùng phổ biến tại các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, thanh long chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, B1, B2, B3, các khoáng chất thiết yếu gồm photpho, sắt, canxi. Thanh long (đặc biệt là thanh long đỏ) cũng rất giàu anthocyanin, góp phần chống oxy hóa giúp ngăn ngừa xơ cứng động máu, các bệnh về tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa, phòng ngừa ung thư…

Tuy “đại bổ” như vậy nhưng hàm lượng đường trong quả thanh long đủ để làm tăng đường huyết đột ngột. Con số này lên đến 14% trong 100g. 

Nên ăn bao nhiêu mỗi ngày? 

Do đó, cho dù là một người bình thường khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn khoảng 200g đến 300g thanh long mỗi ngày, theo các chuyên gia dinh dưỡng.

5 loại quả không hề ngọt nhưng lại khiến đường huyết tăng mạnh, người khỏe mạnh cũng đừng ăn quá nhiều - Ảnh 2.

Thanh long chứa lượng đường cao nên nếu ăn sai cách có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Authority Nutrition

3. Quả sơn trà (Táo gai)

Quả sơn trà, hay còn gọi là táo gai, có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá. Chúng thường được sử dụng như vị thuốc trong Đông y để điều trị các bệnh lý như:huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, giảm cholesterol trong máu, suy tim sung huyết (CHF), rối loạn nhịp tim… 

Loại quả này có vị chua đặc trưng, thơm và ngọt nhẹ rất tốt cho hệ tiêu hoá và sức khoẻ. Tuy nhiên, nó lại không hề tốt cho những ai đang bị tiểu đường khi có hàm lượng đường lên tới 22%.

Nên ăn bao nhiêu mỗi ngày? 

Theo bác sĩ khuyên dùng, mỗi người chỉ nên sử dụng 1 quả táo/ngày.

5 loại quả không hề ngọt nhưng lại khiến đường huyết tăng mạnh, người khỏe mạnh cũng đừng ăn quá nhiều - Ảnh 3.

4. Quả lê

Trong Đông y, lê tính mát, có tác dụng sinh tân dịch, dưỡng huyết, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, nhuận tràng. Do đó, lê thường được dùng bồi bổ cơ thể.

Tuy nhiên, WEBDM đã chỉ ra rằng, một quả lê cỡ vừa tuy vị hơi chua, ngọt nhẹ nhưng có chứa tới 17 gram đường. Điều này khiến cho những người cần phải cắt giảm lượng đường trong máu hạn chế số lượng lê ăn mỗi ngày. Không nên ăn lê quá nhiều, càng không nên ăn thay cơm mà chỉ ăn với lượng vừa phải.

Nên ăn bao nhiêu mỗi ngày? 

Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1 quả lê hoặc 1 cốc nước ép không bổ sung thêm đường.

5 loại quả không hề ngọt nhưng lại khiến đường huyết tăng mạnh, người khỏe mạnh cũng đừng ăn quá nhiều - Ảnh 4.

Một quả lê cỡ vừa tuy vị hơi chua, ngọt nhẹ nhưng có chứa tới 17 gram đường. Nguồn: Internet

5. Cam

Cam thường có vị chua nhẹ, thanh mát, chứa nhiều vitamin C, giúp làm giảm cholesterol ở gan, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, chúng cũng sở hữu hàm lượng đường không hề nhỏ khi cứ 100g lại chứa tới 9g đường. May mắn là cam cũng có nhiều chất xơ nên người bị tiểu đường vẫn có thể ăn được nếu tiêu thụ một cách hợp lý. 

Nên ăn bao nhiêu mỗi ngày?

Mỗi ngày, mọi người chỉ nên uống 1-2 ly nước cam không thêm đường hay mật ong, chứ không nên sử dụng quá nhiều.

Một số lưu ý giúp kiểm soát đường huyết khi ăn trái cây

– Để cơ thể hấp thụ được nhiều loại vitamin khác nhau thì chúng ta đừng chỉ ăn một loại quả liên tục .Việc thay đổi đa dạng khẩu phần ăn mỗi ngày cũng rất tốt cho tình trạng kiểm soát đường huyết nói riêng và tổng thể sức khỏe nói chung.

– Chúng ta nên ăn trái cây sau bữa chính khoảng 2 giờ đồng hồ hoặc hơn. Nếu sử dụng thêm hoa quả ngay sau khi bữa ăn kết thúc có thể sẽ khiến đường huyết trong cơ thể gia tăng đột ngột.

– Người bị tiểu đường nên sử dụng các loại trái cây tươi, có chỉ số đường huyết vừa phải và nhiều chất xơ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

– Nên hạn chế sử dụng các loại trái cây sấy khô hay chế biến ở dạng nước ép. Vì ở dạng đó, hầu hết các vitamin đã mất, chỉ còn lại mỗi đường.

*Theo WEBDM, Sohu

5 loại quả không hề ngọt nhưng lại khiến đường huyết tăng mạnh, người khỏe mạnh cũng đừng ăn quá nhiều - Ảnh 5.



https://cafef.vn/5-loai-qua-khong-he-ngot-nhung-lai-khien-duong-huyet-tang-manh-nguoi-khoe-manh-cung-dung-an-qua-nhieu-20220203152302134.chn

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin