Đặc sản An Giang mang hương vị độc đáo của nền văn hóa nơi ấy, cũng là những món ngon lý tưởng để du khách mang về làm quà.
Thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam, An Giang là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội, di tích lịch sử, nơi giao thoa của người Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Cũng bởi thế, nơi đây từ lâu đã được rất nhiều du khách lựa chọn làm điểm du lịch cho mình.
1. Mắm Châu Đốc
Mắm Châu Đốc ngon có tiếng với bạt ngàn loại khác nhau với hương vị đặc biệt riêng không loại nào giống loại nào. Không chỉ thế, mắm ở Châu Đốc cũng không giống nước mắm bạn thường hay ăn đã chắt thành nước mà mắm Châu Đốc vẫn còn nguyên hình dạng của các loại cá.
Điểm đặc biệt ở xứ mắm Châu Đốc là đường dùng làm mắm là đường thốt nốt – đặc sản An Giang chứ không phải đường mía như nhiều nơi khác.
Từng loại cá cũng sẽ có cách thức chế biến khác nhau, có loại để nguyên con, loại xé nhỏ, loại thì lóc lấy phi lê hoặc để cả xương như thế này. Vừa bắt mắt lại vừa ngon khó cưỡng (Ảnh: notimefortravel)
– Gợi ý địa điểm mua:
Chợ Châu Đốc: tọa lạc ở đường Bạch Đằng, thuộc phường Châu Phú An, ngay trung tâm thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
– Mức giá tham khảo: 50.000 – 300.000 đồng/kg.
2. Mây gai
Vì độ hiếm, ngay cả thành phố lớn cũng ít khi có nên mây gai chính là đặc sản được mọi người lựa chọn mua về làm quà rất nhiều. Quả mây khi xanh có màu cam, khi chín có màu đen, xung quanh vỏ có gai nhỏ, khi bóc lớp vỏ ngoài lộ ra múi nhỏ bên trong thường từ 2 đến 3 múi. Vị ngọt chua khá dễ ăn, mang mùi thơm của mít và một chút mùi quả dại của rừng núi.
Quả mây gai cũng dễ bảo quản nên có thể mang đi xa (Ảnh: bachhoaxanh)
– Địa điểm bán mây gai:
Chợ Châu Đốc: tọa lạc ở đường Bạch Đằng, thuộc phường Châu Phú An, ngay trung tâm thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
– Mức giá trung bình: 70.000 – 80.000 đồng/kg, trái mây rắn Indonesia (mây bali) là 200.000 – 260.000 đồng/kg.
3. Lạp xưởng bò
Lạp xưởng bò hay còn gọi là Tung lò mò là món ăn đặc trưng của người Chăm ở An Giang. Món lạp xưởng bò được làm từ thịt bò trộn với cơm nguội và một số gia vị khác, sau đó đem phơi nắng. Khi ăn có thể nướng hoặc chiên, ăn kèm với rau sống, tương ớt.
Để cảm nhận trọn vẹn sự thơm ngon của món ăn, cách tốt nhất là nướng những chiếc lạp xưởng bò trên than hồng, chín đến đâu “xử” ngay đến đó (Ảnh: dacsanvungmien)
– Gợi ý điểm bán lạp xưởng bò:
+ Chợ Châu Đốc: tọa lạc ở đường Bạch Đằng, thuộc phường Châu Phú An, ngay trung tâm thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh lạp xưởng bò Anas (Tổ 7, ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong, TX Tân Châu, tỉnh An Giang)
– Mức giá trung bình: 150.000 đồng/gói 500gr.
4. Bánh Chăm An Giang
Bánh Chăm An Giang có 2 loại là: bánh Ha nàm căn làm từ bột mì với trứng vịt, loại thứ hai là Cô ăm, làm từ bột gạo và đường thốt nốt.
Thưởng thức những chiếc bánh quê của người Kinh ở miền Tây Nam Bộ với vị ngon dân dã để gợi nhớ thời ấu thơ. Bởi vì “ha nàm căn” là bánh bông lan, “cô ăm” là bánh bò nướng. Cũng giống như nhiều món ngon khác ở An Giang, bánh Chăm được sử dụng đường thốt nốt – 1 đặc sản nổi tiếng của vùng Thất Sơn, chứ không dùng đường cát trắng.
Vỏ bánh giòn nhưng ruột bánh hơi xốp, dai, mềm của bột, béo của dầu thực vật cùng vị ngọt thanh của đường thốt nốt, bùi thơm của những hạt mè rang vàng đã khiến món ăn này càng trở nên độc đáo (Ảnh: tuilanguoimientay)
– Gợi ý địa chỉ mua bánh Chăm: khu vực cầu Mương Chà, ấp Hà Bao 2, Đa Phước, An Phú, An Giang.
– Mức giá trung bình: 2.000 đồng/chiếc.
5. Bánh Kà Tum
Có nguồn gốc từ dân tộc Khmer, tuy không phổ biến giống nhiều loại bánh Khmer đặc trưng khác như bánh gừng, bánh dứa, bánh nùm bon hay bánh ống. Bánh Kà Tum là loại bánh làm từ gạo nếp đặc biệt nhất bởi sự cầu kì từ việc lựa chọn đến cách làm lá gói.
Chiếc bánh có 4 góc vuông vắn, bên ngoài màu vàng nhạt đẹp mắt. Bên trong bánh Kà Tum có 2 loại nhân là chuối và đậu. Bánh sau khi đã chín lột vỏ rất dễ dàng, không bị dính với phần nhân bên trong. Cắn một miếng bánh sẽ cảm nhận được ngay độ dẻo mềm của nếp, bùi béo của đậu và chút hương thơm thoang thoảng của thốt nốt.
Chiếc bánh Kà tum có màu sắc rất đặc biệt, nhìn bề ngoài trông hệt như một bông hoa (Ảnh: 2dep)
– Gợi ý địa chỉ mua: Bánh Kà Tum hiện nay được bán chủ yếu ở vùng Tri Tôn, An Giang. Cụ thể hơn, bạn có thể tìm tới địa chỉ bà Neáng Phương tại ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang.
– Mức giá trung bình: Khoảng 10.000 đồng/chiếc.