Hầu hết các cơn chóng mặt chỉ lướt qua, vì vậy nhiều người thường không quá chú ý. Nhưng nếu có kèm theo các biểu hiện này, bạn cần hết sức lưu ý vì đốt sống cổ đã bị tổn thương.
Tình trạng đột nhiên bị chóng mặt, say sẩm mặt mày không phải hiếm gặp với nhiều người. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không quá chú ý đến nó. Trên thực tế, hầu hết các cơn chóng mặt luôn lướt qua rất nhanh, vì vậy đa số đều không quá quan tâm đến nó và cho rằng chóng mặt không có cái gì quá gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên sự thật lại không phải vậy.
Về mặt lâm sàng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chóng mặt, thường gặp nhất là do cảm lạnh, thiếu máu, hạ đường huyết, bệnh mạch máu não, thoái hóa đốt sống cổ… Trong đó, bệnh mạch máu não và thoái hóa đốt sống cổ đều có thể dẫn đến lượng máu cung cấp cho não không đủ, làm tổn thương cho các tế bào não và tế bào thần kinh, gây ra triệu chứng chóng mặt.
Nếu bạn chỉ bị chóng mắt thông thường thì không sao, nhưng nếu kèm theo 5 triệu chứng sau đây thì hãy cảnh giác, đó có thể là bệnh lý của thoái hóa đốt sống cổ.
Huyết áp không ổn định
Trong trường hợp cao huyết áp, khi huyết áp vượt qua mức bình thường có thể dẫn tới hiện tượng chóng mặt, choáng váng mặt mày. Còn nếu bạn không bị cao huyết áp, nhưng huyết áp luôn cao thấp bất thường, tuy biên độ dao động không lớn nhưng cũng không thể ở trạng thái ổn định.
Nếu huyết áp luôn không ổn định lại thêm chóng mặt thường xuyên thì bạn nên hết sức chú ý, bạn có thể đã bị thoái hóa đốt sống cổ. Vì khi các đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ chèn ép các động mạch và khiến động mạch cổ không thể lưu thông máu bình thường, làm cho lượng máu cần cùng cấp cho não không đủ mới gây ra chóng mặt.
Các chi trên bị yếu đi và mất lực
Bình thường, nếu chúng ta không có tập thể dục hay lao động quá sức thì các chi trên sẽ không có hiện tượng nhức mỏi hay mất sức.
Tuy nhiên, nếu bị thoái hóa đốt sống cổ, nhất là khi bệnh đã phát triển đến mức chèn ép các rễ thần kinh cục bộ thì sẽ khiến người bệnh cảm thấy các chi trên bị yếu đi, đồng thời có hiện tượng tê bì. Thậm chí, còn có hiện tượng đang cầm đồ vật nhưng tay bỗng mất lực và làm đồ rơi xuống đất.
Khả năng nuốt kém
Ở một số bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, khi xương trước chèn ép lên thực quản, sẽ khiến khả năng nuốt bị ảnh hưởng trong giai đoạn đầu của bệnh.
Khi người bệnh uống nước hoặc ăn uống sẽ cảm nhận được rõ ràng cổ họng bị vướng bởi vật gì đó. Việc không thể nuốt nước hoặc thức ăn một cách bình thường khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu ở cổ họng.
Phần cổ và chi trên bị đau
Nếu mắc bệnh gai đốt sống cổ hoặc bệnh lý thần kinh cột sống cổ, người bệnh sẽ cảm thấy rõ ràng chân tay bị tê bì, có hiện tượng bị yếu đi. Đồng thời, phần cổ thường xuyên cảm thấy đau như bị lửa thiêu đốt.
Nếu bệnh phát triển nặng hơn, cơn đau sẽ lan xuống phần vai, cánh tay hoặc ngón tay của người bệnh, nhưng mức độ đau đớn sẽ không giống nhau.
Thị lực và thính giác giảm
Trong trường hợp bình thường, bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến thị giác và thính giác. Tuy nhiên, sau khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ thường xuyên có các triệu chứng ù tai, tắc lỗ tai, nếu không đi khám và điều trị kịp thời cũng có thể làm suy giảm thính giác. Không chỉ vậy, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xuyên có cảm giác mắt bị khô, sưng, kèm theo chứng sợ ánh sáng và thị lực giảm.
Khi bị chóng mặt kèm theo bất kỳ một trong 5 triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện chính quy để kiểm tra kịp thời cột sống cổ. Kiểm tra xem cột sống cổ có bị lão hóa hay các bệnh lý thoái hóa, dẫn đến chóng mặt và các triệu chứng khác do chèn ép cục bộ các dây thần kinh và mạch máu hay không. Đồng thời xác định loại thoái hóa cột sống để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, không nên giữ cổ ở một tư thế lâu, không gây căng thẳng quá mức cho cột sống cổ tránh khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Theo Aboluowang