Buổi sáng là “thời điểm vàng” để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng còn đói, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng…
Tất cả chúng ta đều biết rằng thói quen uống nước khi bụng đói sẽ đem lại nhiều tác dụng đối với cơ thể. Tuy nhiên, rất ít người biết được rằng, thói quen ăn 1 tép tỏi sống vào buổi sáng, nhất là khi bụng rỗng cũng sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời.
Theo Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, nó có khả năng chữa được một số căn bệnh nhiễm trùng và một số bệnh nghiêm trọng mới chớm.
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho…
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ…
Buổi sáng là “thời điểm vàng” để ăn tỏibởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng còn đói, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng.
Theo Trang Healthline – trang tin y tế uy tín của Mỹ, nếu bạn duy trì thói quen ăn một tép tỏi vào mỗi sáng thì cơ thể sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:
1. Ăn tỏi sống giúp chống lại cảm lạnh
Đều đặn ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu lớn kéo dài 12 tuần đã chứng minh rằng việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp bạn giảm 63% khả năng bị cảm lạnh so với việc sử dụng các loại giả dược.
Bổ sung tỏi hàng ngày giúp bạn giảm 63% khả năng bị cảm lạnh so với việc sử dụng các loại giả dược.
2. Ăn tỏi giúp giảm huyết áp
Các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ là “hung thủ giết người” lớn nhất thế giới. Trong đó, bệnh huyết áp cao là một trong những tác nhân chính.
Theo các nhà khoa học, chỉ cần 600-1500mg tỏi được chiết xuất sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp tương đương với thuốc Atenolol trong thời gian 24 tuần.
Ngoài ra, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc và giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người cao huyết áp cũng thường được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ huyết áp.
3. Cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu.
Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể.
Thói quen ăn tỏi sống đều đặn mỗi sáng cũng sẽ giúp bạn làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.
4. Tỏi chứa chất chống oxy hóa , ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí
Trong tỏi có chứa chất chống oxy hóa. Việc thường xuyên ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp con người tăng enzyme chống oxy hóa, giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa ở những người bị cao huyết áp.
Các tác động kết hợp trong việc giảm cholesterol và huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa, tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh phổ biến về não như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.
5. Giải độc kim loại nặng
Thói quen ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi bảo vệ nội tạng khỏi những tổn thương và thải kim loại nặng.
Tỏi có tác dụng bảo vệ nội tạng khỏi những tổn thương và thải kim loại nặng.
Một nghiên cứu kéo dài bốn tuần, được thực hiện từ các nhân viên của nhà máy xe hơi (tiếp xúc quá nhiều với chì) cho thấy tỏi làm giảm nồng độ chì trong máu tới 19%. Nó cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng về độc tính, bao gồm đau đầu và huyết áp.
Thói quen ăn 3 tép tỏi sống mỗi ngày thậm chí còn có hiệu quả vượt trội hơn cả thuốc D-penicillamine trong việc giảm triệu chứng.
6. Cải thiện sức khỏe xương
Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, chỉ cần một lượng tỏi khô chiết xuất (bằng 2g tỏi sống) sẽ làm giảm đáng kể dấu hiệu thiếu hụt estrogen.
Từ đó có thể khẳng định việc bổ sung này rất có lợi cho sức khỏe xương ở phụ nữ. Ngoài ra, thực phẩm như tỏi và hành tây cũng có thể có tác dụng tốt đối với viêm xương khớp.
7. Phòng ung thư vú
Các nhà khoa học đến từ Đại học Buffalo (UB), đứng đầu là ông Gauri Desai đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên 314 phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 79 có tiền sử bị ung thư vú từ năm 2008 đến 2014.
Ngoài ra, cuộc nghiên cứu cũng bao gồm 346 phụ nữ khác chưa từng bị ung thư vú nhưng có cùng độ tuổi và khu vực sống giống với 314 bệnh nhân trên.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi tần suất thực phẩm để biết về chế độ ăn uống và tổng lượng tỏi mà họ sử dụng.
Những người chăm chỉ ăn tỏi có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người sử dụng nước sốt chứa nhiều tỏi, dùng nhiều hơn một lần một ngày có dấu hiệu giảm nguy cơ ung thư vú đến 67%.
Nguyên nhân được cho rằng, trong tỏi có chứa nhiều các hợp chất flavonols và sulfur hữu cơ có tác dụng chống ung thư vú ở người và động vật.
Trước nghiên cứu này, tỏi cũng đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như ung thư đại trực tràng, dạ dày và tuyến tiền liệt.
Liều lượng tỏi nên dùng mỗi ngày
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.