Nếu bạn chưa biết những ảnh hưởng của việc chỉ ăn khi đói là gì thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Đói có thể là một dấu hiệu tuyệt vời cho thấy sự trao đổi chất của bạn đã được kích hoạt và cơ thể bạn đang hoạt động theo cách mà nó phải làm. Tuy nhiên, mặc dù tự nhiên, cảm giác đói không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy đã đến lúc bắt đầu ăn. Nếu bạn chỉ ăn khi lượng nhiên liệu còn trong cơ thể ở vào mức cực thấp và cơ thể cầu xin bạn “phải ăn” như thế thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng.
Chỉ ăn khi đói rất có hại cho sức khỏe. Nó không chỉ gây rối loạn chức năng tiêu hóa của dạ dày mà còn khiến dịch vị do dạ dày tiết ra không hiệu quả. Dịch vị có tính axit, nếu lưu lại lâu trong dạ dày sẽ gây hại cho dạ dày. Về lâu dài rất dễ gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm túi mật, viêm dạ dày, khó tiêu, trường hợp nặng còn có thể gây thủng dạ dày, sỏi mật. Vì trung khu thần kinh của chúng ta đang ở trạng thái hưng phấn khi chúng ta ăn nên nếu chúng ta chỉ ăn khi đói ngoài tạo thêm gánh nặng cho dạ này thì còn có khả năng gây hại cho chức năng não.
Nếu bạn chưa biết những ảnh hưởng của việc chỉ ăn khi đói là gì thì hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
1. Chỉ ăn khi đói dẫn đến ăn quá nhiều
Những người bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường thường ăn quá nhiều để bù lại lượng thức ăn mà họ đã bỏ qua. Cơ thể con người cần dinh dưỡng ổn định sau mỗi 3-4 giờ để ngăn chặn quá trình trao đổi chất chậm lại, giảm năng lượng, cáu kỉnh và thèm ăn. Bạn bắt cơ thể nhịn càng lâu, lượng đường trong máu của bạn càng giảm, từ đó dẫn đến nhu cầu bổ sung đường tăng lên. Kết quả là bạn sẽ ăn nhiều thức ăn, thậm chí vượt cả mức kiểm soát.
2. Chỉ ăn khi đói không giúp giảm cân
Nhiều người nghĩ rằng nếu họ đói, họ sẽ giảm cân. Nhưng trên thực tế, nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày khiến bạn bị đói, bạn sẽ không gắn bó lâu dài. Ăn quá ít calo sẽ kích hoạt chế độ khẩn cấp trong cơ thể, khiến cơ thể tích trữ chất béo và đốt cháy ít calo hơn. Cơ thể bạn nghĩ rằng nó cần phải tự tiết kiệm và bảo tồn calo cho tương lai.
3. Chỉ ăn khi đói khiến bạn ít có khả năng lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Như một quảng cáo khôn ngoan đã chỉ ra: “Bạn không phải là bạn khi bạn đói”. Và khi đói, bạn có nhiều khả năng tìm đến thanh kẹo hơn là một bữa ăn nhẹ. Khi lượng đường trong máu giảm xuống, con người phát triển cảm xúc không kiểm soát được những gì họ đưa vào miệng tiếp theo. Họ ăn thứ tiếp theo ngay trước mặt, và đối với hầu hết mọi người, kể cả khi món ăn này là đồ ăn vặt có đường không tốt cho sức khỏe thì họ cũng không quan tâm nhiều.
Nhìn chung, một chế độ ăn uống như vậy không được coi là lành mạnh bởi nó có xu hướng khiến chúng ta ăn cả những thực phẩm mà lẽ ra cần phải hạn chế.
4. Chỉ ăn khi đói dẫn đến việc đôi khi bạn không nhận ra mình đang đói
2 hormone ảnh hưởng đến điều hòa cơn đói là ghrelin (kích thích sự thèm ăn) và leptin (ngăn chặn sự thèm ăn). Khi bạn không ăn trong một thời gian, mức ghrelin sẽ tăng lên. Và sau khi bạn ăn xong, leptin nói với cơ thể rằng bạn đã no.
Nhưng sự báo hiệu của các hormone này không phải lúc nào cũng chính xác. Đôi khi, đặc biệt là sau khi trải qua một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, mọi người không thể thấy được cơ thể đang cố gắng nói gì với mình. Bộ não học cách tiết chế cơn đói theo lối sống của mỗi người. Vì vậy, những người luôn ăn một lần một ngày có thể không cảm thấy thèm ăn. Điều này khiến cho cảm nhận về cơn đói của bạn bị ảnh hưởng và không phải lúc nào bạn cũng nhận ra là mình đang đói.
5. Chỉ ăn khi đói có hại cho sức khỏe của bạn
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), có mối liên hệ chặt chẽ giữa đói và các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim và tiểu đường. Trên thực tế, 58% hộ gia đình nhận thực phẩm từ mạng lưới Feeding America có một thành viên bị cao huyết áp. Và 33% có thành viên mắc bệnh tiểu đường.
Tác động của việc bỏ đói đối với cơ thể, về lâu dài, có thể rất tàn khốc, từ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần đến tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Và nếu bạn tình cờ bị đói, nó thường có cảm giác khó chịu. Một số triệu chứng đi kèm với đói là:
– Khó tập trung
– Có cảm giác gặm nhấm trong dạ dày
– Yếu đuối
– Chóng mặt
– Buồn nôn và ói mửa
– Dễ cáu gắt
– Đau đầu
– Bụng cồn cào
– Gặp vấn đề về giấc ngủ
Có 3 loại đói khác nhau và đừng ngại ăn khi chưa đói
Các nhà khoa học đã xác định được 3 loại đói khác nhau: thể chất, tâm lý và cơ hội.
Đói về thể chất là cảm giác thèm ăn bình thường khi bạn không có đủ thức ăn trong dạ dày.
Ngược lại, cảm giác đói tâm lý do cảm xúc điều khiển, và về cơ bản, đó là cảm giác thèm ăn một thứ gì đó ngoài thức ăn. Đó là mong muốn cảm thấy tốt hơn hoặc hạnh phúc hơn, hoặc nó có thể là những cảm giác mạnh khác được biểu hiện như đói.
Cuối cùng là cơn đói cơ hội. Bạn thấy thức ăn nằm xung quanh và bạn ăn chỉ vì nhìn thấy nó. Nó không liên quan gì đến đói thực sự, nhưng thức ăn có sẵn, tại sao không ăn.
Những người bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường có xu hướng ăn quá nhiều để bù lại lượng thức ăn mà họ đã bỏ qua. Và ăn quá ít calo thực sự khiến cơ thể bạn tích trữ chất béo và đốt cháy ít calo hơn. Đói là một dấu hiệu tuyệt vời cho thấy sự trao đổi chất của bạn đang được kích hoạt. Nếu sự trao đổi chất của bạn được bật, bạn sẽ cảm thấy đói sau mỗi 3-4 giờ.
Nếu bỏ đói bản thân đến mức cơ thể nghĩ rằng nó cần phải tiết kiệm calo trong thời gian dài vừa không tốt cho sức khỏe vừa hoạt động chống lại mục tiêu giảm cân của bạn. Vì vậy, đừng ngại ăn khi chưa đói – chỉ cần đưa ra những lựa chọn khôn ngoan.
Tốt nhất là nên ăn đúng giờ
Ăn đúng giờ có thể giúp chúng ta phát triển một chế độ ăn uống tốt. Khi chúng ta ăn trong thời gian quy định thì dạ dày mới có thể hoạt động thường xuyên, sẽ không có trường hợp dạ dày tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn nhưng lại không có gì để tiêu hóa. Ngoài ra, nếu ăn đúng giờ, chúng ta sẽ cảm thấy no và không muốn ăn thêm các thức ăn khác. Nếu không ăn đúng giờ, bạn có thể có những hành vi ăn quá nhiều, rất có hại cho dạ dày của chúng ta. Bởi vì bạn sẽ không ăn vào những thời điểm khác, nên ăn đúng giờ cũng có thể giúp bạn giảm cân. Vì vậy, ăn đúng giờ rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta.
Theo Brightside, Totalbeauty, Feedingamerica