Mặc dù mật ong ở dạng thô có thể là một nguồn tuyệt vời cho sức khỏe và làn da, nhưng mật ong đun nóng hoặc nấu chín lại cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Mật ong từ lâu đã nổi tiếng về việc chứa các đặc tính y học tuyệt vời. Nó được coi là một loại siêu thực phẩm có chứa các chế phẩm sinh học cùng các enzym và axit amin có tác dụng giúp làn da tươi sáng. Đặc biệt, mật ong có đặc tính chống vi khuẩn mạnh nên có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên.
Theo cuốn sách Thực phẩm chữa bệnh của Nhà xuất bản hàng đầu thế giới – DK, mật ong mặc dù được tạo chủ yếu từ đường đơn và nước, nhưng nó có nhiều dược tính. Hiệu quả của nó nằm ở hàm lượng vitamin C, D, E, K và B-complex và beta-carotene, khoáng chất, enzym và tinh dầu. Đồng thời, nó cũng rất giàu chất chống oxy hóa giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả.
Mặc dù mật ong ở dạng thô có thể là một nguồn tuyệt vời cho sức khỏe và làn da, nhưng mật ong đun nóng hoặc nấu chín lại cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Nấu chín mật ong để sử dụng, coi chừng ngộ độc và đe dọa tính mạng
Theo tờ Food.NDTV, việc mật ong được thu hoạch trong khu vực có các loại thảo mộc hay loại hoa nào sẽ ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng của mật ong. Các tác dụng chữa bệnh tự nhiên sẽ đạt được khi mật ong ở dạng khô. Ngược lại, việc đun nóng mật ong có thể làm xáo trộn các chất hóa học của nó, có thể làm thay đổi hoàn toàn các hợp chất của mật ong dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.
Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) cũng khuyến cáo không nên đun nóng mật ong vì nó có thể gây ra tác dụng phụ. Nấu chín mật ong sẽ làm mất đi các enzym và chất dinh dưỡng thiết yếu của nó. Tiêu thụ mật ong đã nấu chín thậm chí còn khiến con người bị mê sảng, hoặc gây tử vong.
Tiêu thụ mật ong đã nấu chín thậm chí còn khiến con người bị mê sảng, hoặc gây tử vong.
Khi nấu mật ong đến 40 độ C sẽ gây ra sự thay đổi hóa học tiêu cực khiến mật ong có vị đắng. Theo Ayurveda (hệ thống y học Hindu truyền thống của Ấn Độ), sau khi được nấu chín mật ong sẽ chảy, dính chặt tương đương với keo. Các phân tử trong mật ong có thể sẽ bám chặt vào màng nhầy trong đường tiêu hóa , tiếp tục tạo ra độc tố, được gọi là Ama (thức ăn không tiêu), trở thành nguyên nhân gốc rễ của việc tăng cân, các bệnh về đường hô hấp, các vấn đề tiêu hóa và mất cân bằng đường huyết.
Bên cạnh việc đun nóng và nấu chín mật ong, việc sử dụng nước nóng để pha mật ong cũng không hề tốt. Theo chuyên gia Ayurvedic, Tiến sĩ Sudha Asokan (đến từ Delhi, Ấn Độ), mọi người thường uống nước ấm pha với mật ong, nhưng điều này là không nên. Chỉ nên uống mật ong pha với nước ấm trong 2 trường hợp: 1 là khi vừa nôn xong, 2 là để chữa táo bón. Tuy nhiên trong trường hợp này không được đun cách thủy mật ong và không nên dùng nước quá nóng. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng nước nóng trên 60 độ C pha mật ong sẽ làm tăng đáng kể hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) – đây là một chất gây ung thư trong tự nhiên.
Vậy nên tiêu thụ mật ong như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích khí, bổ hư tổn, thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, giảm đau, sát trùng… Mỗi người không nên dùng quá 50ml mật ong/ngày. Đương nhiên liều lượng này còn có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ ăn uống và hoạt động của mỗi người.
Cách uống mật ong tốt nhất là với nước nguội hoặc nước ấm 30-40 độ C. Thời điểm uống mật ong tốt nhất là vào buổi sáng (sau khi đã uống một cốc nước lọc).