Việc tiêu thụ nước sai thời điểm có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ mà có thể bạn chưa biết.
70% cơ thể chúng ta là nước và chẳng có gì phải nghi ngờ về lợi ích của việc uống nước đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc uống nước vào thời điểm nào cũng rất quan trọng, nếu bạn uống sai thời điểm sẽ làm giảm lợi ích, thậm chí tạo ra những phản ứng có hại cho cơ thể.
Dưới đây là 3 thời điểm “độc” như thế, mọi người cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe:
3 thời điểm dù khát đến mấy cũng không được uống nước
1. Uống nước khi tập luyện vất vả
Ảnh: Internet
Việc tập luyện sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mô hôi, dẫn đUống nước khi thức dậyến tình trạng bị thiếu nước. Do đó, nhiều người thường có thói quen bổ sung nước trong quá trình luyện tập. Trong trường hợp vận đông bình thường thì bạn có thể uống nước, nhưng nếu uống sau khi bạn thực hiện một bài tập có cường độ cao thì điều này không phải là một hành động sáng suốt.
Nguyên nhân là vì khi tập thể dục, chức năng của tim và phổi được tăng cường, còn hệ tiêu hoá lại tương đối yếu. Uống nhiều nước vào thời điểm này dễ gây ứ nước trong dạ dày gây đầy bụng, đau bụng, buồn nôn, đồng thời gánh nặng cho thận và tim cũng tăng lên đáng kể.
Hơn nữa, trong quá trình vận động natri sẽ bị mất theo đường mồ hôi. Tăng cường bổ sung nước lúc này sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn, dễ gây ra tình trạng hạ natri máu. Trong trường hợp nặng có thể gây phù não và phù phổi, làm tổn thương chức năng của não và phổi, có thể gây tử vong.
2. Uống nước trước khi đi ngủ
Ảnh: Internet
Uống nước vào buổi tối có thể giúp bạn tránh mất nước vào ban đêm, giảm bớt nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa cơn đau tim. Tuy nhiên, nếu uống ngay trước khi thì ngủ thì không nên.
Nguyên nhân là vì uống nước ở thời điểm này dễ khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn vì bạn sẽ phải thức giấc nhiều lần để đi vệ sinh và mất nhiều thời gian hơn để trở lại giấc ngủ.
Hơn nữa, uống nước trước khi ngủ sẽ khiến hệ bài tiết phải làm việc, thận của chúng ta thường hoạt động kém hơn vào ban đêm, do đó, cơ thể sẽ bị tích nước. Đây cũng là nguyên nhân của hiện tượng mặt và cánh tay bạn thường có biểu hiện sưng sau khi ngủ dậy. Nếu bạn uống càng nhiều nước trước khi đi ngủ thì tình trạng này càng gia tăng.
3. Trong khi ăn
Ảnh: Internet
Uống nước trong bữa ăn sẽ khiến nước bọt của bạn bị pha loãng, điều này không tốt cho việc tiết dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ trong cơ thể. Kết quả là, dạ dày của bạn sẽ yếu hơn, có thể dẫn đến đầy hơi.
Bên cạnh đó, uống nước trong bữa ăn sẽ làm tăng thêm áp lực lên dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Nguyên nhân là vì uống nước trong bữa ăn khiến cơ thể tiết ra ít men tiêu hóa hơn, từ đó dẫn đến một chuỗi phản ứng phụ, trong đó có chứng ợ chua. Do đó, bạn cũng nên hạn chế uống nước vào thời điểm này, trong trường hợp cảm thấy khát trong bữa ăn, hãy uống một ít canh vì trong canh chứa chất đạm và vitamin giúp kích thích sản xuất dịch tiêu hoá, không ảnh hưởng đến dạ dày.
2 thời điểm cần uống nước, nếu bỏ qua ngàn lít cũng vô dụng
1. Uống nước khi thức dậy
Ngủ dậy là thời điểm uống nước quan trọng đầu tiên trong ngày mà bạn không thể bỏ qua. Đây là cách đơn giản nhất để bạn đánh thức cơ thể, đồng thời giúp cơ thể loại bỏ độc tố.
Ngoài ra, sau một đêm dài, việc uống nước khi thức dậy có thể giảm độ nhớt của máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đối với những người có tuổi, uống nước khi thức dậy sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, bạn nên chọn nước ấm để bổ sung cho cơ thể sẽ tốt hơn thay vì nước lạnh.
Ảnh: Internet
2. Uống nước khi mệt mỏi
Nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung làm việc thì rất có thể đó là dấu hiệu do thiếu nước gây ra. Lúc này, bổ sung ngay một ly nước là điều vô cùng cần thiết, không chỉ đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể chống lại mệt mỏi mà còn bổ sung thêm khoáng chất cho cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại năng lượng.
(Tổng hợp)