8 hành vi “ai cũng mắc” khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường ‘tấn công’, tuổi thọ bị rút ngắn

Để giúp ngừa tăng đường huyết, 8 thói quen hằng ngày sau đây nên tránh.

TIN MỚI

Đường huyết là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng cơ thể. Đường huyết quá cao có thể gây giảm thị lực, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tăng đường huyết …Ngược lại, đường huyết quá thấp sẽ gây chóng mặt, tức ngực, hồi hộp và yếu chân tay. Vì vậy, cố gắng giữ đường huyết ổn định chính là cách để chúng ta phòng tránh những rủi ro cho sức khỏe.

Tuy nhiên không ít người đang có những hành vi, thói quen gây nguy hiểm cho đường huyết mà chẳng hay. Nếu bạn đang phạm phải những điều này thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo không sớm thì muộn, bệnh tiểu đường cũng sẽ gõ cửa nhà bạn.

1. Ăn uống vô tội vạ

8 hành vi ai cũng mắc khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường tấn công, tuổi thọ bị rút ngắn - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Một số người mắc bệnh tiểu đường ngại kiểm soát khẩu phần ăn và ăn bất cứ thứ gì họ muốn.

Cứ như vậy, một lượng đường lớn sẽ dồn vào máu, tuyến tụy tiết ra insulin nhiều hơn. Theo thời gian, tuyến tụy cuối cùng sẽ kiệt sức và dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Ngoài ra, việc tích trữ năng lượng dư thừa cũng sẽ dẫn đến béo phì. Cảm giác no và đói là tín hiệu từ cơ thể nhắc mọi người điều tiết lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Những người thừa cân hoặc béo phì sẽ bị rối loạn điều hòa cảm giác no và đói do kháng insulin và tăng insulin máu. Đó là lý do tại sao họ thường cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn.

2. Mê đồ ngọt

8 hành vi ai cũng mắc khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường tấn công, tuổi thọ bị rút ngắn - Ảnh 2.

Ăn thực phẩm nhiều đường sẽ làm tăng nhanh chóng lượng insulin và đường trong máu, gây tăng nội tiết tố androgen, sản xuất ra dầu và viêm. Thế nhưng một số người luôn vì ”niềm đam mê” đồ ngọt mà luôn ăn thật nhiều để thỏa mãn cơn thèm của mình nên không bao giờ có thể đạt được mục tiêu sống khỏe mạnh.

Sau các cuộc điều tra nguyên nhân tử vong khác nhau ở 23 quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới phát hiện ra rằng những người ăn thực phẩm nhiều đường trong thời gian dài có tuổi thọ trung bình ngắn hơn khoảng 20 năm so với những người ăn đường bình thường. Theo khuyến cáo việc nghiện đường còn kinh khủng hơn hút thuốc lá. Tỷ lệ tử vong của dân số mỗi quốc gia tỷ lệ thuận với lượng đường tiêu thụ của quốc gia đó.

3. “Nghiện” thức ăn nhiều dầu mỡ

8 hành vi ai cũng mắc khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường tấn công, tuổi thọ bị rút ngắn - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Thực phẩm sau khi chiên xong, bề mặt bám nhiều dầu, mỡ sẽ gây gánh nặng cho dạ dày, đồng thời khiến đường huyết bất ổn.

Các món chiên ngập dầu có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể hàm lượng các hợp chất glycated nâng cao (AGEs) trong thực phẩm. Những chất này là sản phẩm có nguồn gốc từ sự tương tác của đường và protein, hoặc đường và chất béo. Chúng có thể dẫn đến kháng insulin, tổn thương tế bào đảo nhỏ và có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.

4. Ăn mặn

Hạn chế muối không chỉ là “yêu cầu khó” đối với bệnh nhân tăng huyết áp mà cả với những người bình thường vì hầu hết mọi người điều muốn ăn những món có gia vị đậm đà. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối, lượng đường trong máu rất dễ tăng cao.

8 hành vi ai cũng mắc khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường tấn công, tuổi thọ bị rút ngắn - Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Đặc biệt với những người bị bệnh tiểu đường, ăn mặn sẽ khiến nồng độ natri trong máu tăng cao. Tăng natri máu kết hợp với tăng đường huyết có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Trong những năm gần đây, người ta cũng phát hiện ra rằng, quá nhiều muối có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa tinh bột và hấp thu glucose ở ruột non. Từ đó, việc này gây tăng lượng đường trong máu và làm bệnh trầm trọng hơn.

5. Không tập thể dục

Một số người mắc bệnh tiểu đường luôn viện nhiều lý do khác nhau để lười tập thể dục. Những người này thường lầm tưởng rằng việc hạ đường huyết chủ yếu dựa vào thuốc và việc tập thể dục là không bắt buộc.

8 hành vi ai cũng mắc khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường tấn công, tuổi thọ bị rút ngắn - Ảnh 5.

Ảnh: Internet

Tuy nhiên, liệu pháp tập thể dục cũng giống như liệu pháp ăn kiêng, là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình điều trị toàn diện bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể tiêu hao calo, giảm cân và hạ đường huyết (đặc biệt là đường huyết sau ăn). Tập thể dục có thể hỗ trợ điều trị bằng thuốc hạ đường huyết. Vì vậy, cần điều trị tích cực bằng thái độ khoa học.

6. Thức khuya

8 hành vi ai cũng mắc khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường tấn công, tuổi thọ bị rút ngắn - Ảnh 6.

Ảnh: Internet

Thức khuya là thói quen vô cùng xấu mà nhiều người thường mắc phải, đặc biệt là giới trẻ nhưng đây cũng là hành vi khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Nguyên nhân là vì trong quá trình thức khuya, cơ thể con người rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, có thể khiến dây thần kinh giao cảm hoạt động quá độ. Từ đó việc này ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin khiến lượng đường trong máu không ổn định.

7. Hút thuốc

Thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến cơ, tăng mức độ căng thẳng và tăng nguy cơ kháng insulin. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nicotine làm tăng nồng độ hemoglobin trong máu lên 34%. Hemoglobin là đường trên các tế bào hồng cầu. Khi giá trị của nó quá cao sẽ đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu không được kiểm soát, con người dễ mắc các bệnh như tiểu đường.

8. Tâm trạng xấu

8 hành vi ai cũng mắc khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường tấn công, tuổi thọ bị rút ngắn - Ảnh 7.

Ảnh: Internet

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tinh thần suy sụp sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tình trạnh bệnh trầm trọng hơn.

Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên “xúc động” sẽ dẫn đến đường huyết cao kéo dài hoặc lặp đi lặp lại. Thậm chí tạo thành một vòng luẩn quẩn, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm xảy ra sớm hơn.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy 30% – 50% người bệnh đái tháo đường bị rối loạn tâm lý. Những người trầm cảm, tức giận không chỉ kiểm soát đường huyết kém mà còn có nhiều biến chứng mãn tính hơn.Vì vậy, những cảm xúc tiêu cực không có lợi cho việc kiểm soát bệnh.

Bệnh tiểu đường liên quan mật thiết đến lối sống, hành vi và tâm lý xã hội. Vì vậy, việc điều trị bệnh đái tháo đường cần chú trọng điều trị toàn diện, từ đó sẽ giúp bệnh nhân có những chuyển biến tích cực hơn trong quá trình điều trị.

(Theo 163.com)

8 hành vi ai cũng mắc khiến đường huyết tăng vọt mà chẳng hay: Điều chỉnh sinh hoạt ngay kẻo tiểu đường tấn công, tuổi thọ bị rút ngắn - Ảnh 8.

https://cafef.vn/8-hanh-vi-ai-cung-mac-khien-duong-huyet-tang-vot-ma-chang-hay-dieu-chinh-sinh-hoat-ngay-keo-tieu-duong-tan-cong-tuoi-tho-bi-rut-ngan-20220212115111571.chn

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin