3 bí mật trong bữa cơm giúp người Nhật sống khỏe, giảm nguy cơ mắc tiểu đường: Đáng tiếc điều cuối cùng ai cũng có thể làm nhưng lại ngó lơ!

Cơm trắng được biết đến là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên ít ai ngờ đến rằng thay đổi thói quen ăn cơm có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.

TIN MỚI

Gạo là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Đây lại là món ăn hàng ngày nên sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở một mức độ nhất định, nhất là đối với người già yếu, chuyển hóa chậm.

Tuy nhiên ở Nhật Bản, mọi người chủ yếu ăn cơm nhưng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường lại thấp hơn so với những quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Sau đây là 3 bí mật trong bữa cơm giúp người Nhật bảo vệ sức khỏe của mình.

1. Giống lúa chất lượng cao

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản rất tinh tế và cẩn thận. Họ tự tay trồng lúa đáp ứng khẩu vị của người dân trong nước. Ví dụ như dòng gạo Akita, chúng đến từ tỉnh Akita. Người Nhật đã tự mình nuôi trồng giống lúa này, điều chỉnh để nó có hương vị thơm ngon và tốt hơn đối với sức khỏe.

Ngoài ra, Nhật Bản còn có loại gạo Japonica mỗi năm thu hoạch một lần. Loại gạo này có chu kỳ sinh trưởng dài, giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt thơm ngon. Hàm lượng tinh bột của gạo Nhật thấp hơn so với các loại gạo thông thường, do đó chỉ số đường huyết tự nhiên cũng thấp.

Về lý thuyết, nếu tiêu thụ loại gạo có lượng đường thấp thì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3 bí mật trong bữa cơm giúp người Nhật sống khỏe, giảm nguy cơ mắc tiểu đường: Đáng tiếc điều cuối cùng ai cũng có thể làm nhưng lại ngó lơ! - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Japan Travel

2. Phương pháp nấu cơm đặc biệt

Người Nhật phải vo gạo nhiều lần trước khi nấu, chắt bỏ nước, cho nước vào ngâm khoảng 30 phút, để ráo nước rồi mới cho vào nấu. Tỉ lệ nước với gạo là khoảng 1:1. Họ cũng thêm gia vị như nước tương vào cơm theo khẩu vị riêng của mình.

Có thể thấy, quá trình nấu cơm khá phức tạp, và rất nhiều tinh bột đã bị hao hụt. Những ai đã từng ăn cơm nắm sushi sẽ thấy rằng hạt cơm Nhật Bản không dính vào nhau.

Ngược lại, hàm lượng tinh bột của gạo thông thường cao hơn và mức độ hồ hóa tinh bột do cách nấu cũng cao hơn ở Nhật Bản. Mức độ hồ hóa cao đồng nghĩa với việc tăng khả năng hấp thụ đường. Do đó, các vấn đề về đường huyết cũng sẽ gia tăng.

3. Cách tiêu thụ thức ăn lành mạnh

Hạn chế ăn cơm nóng

Hầu hết mọi người thích cơm ngay khi được nấu chín và ăn khi còn nóng. Người Nhật thì khác, họ thường ăn cơm khi đã nguội bớt. Các món ăn như sushi và cơm nắm là món nguội phổ biến trong bữa ăn ở Nhật Bản.

Thực tế, người Nhật không ưa chuộng cơm nóng. Trong khi đó, tinh bột, đường ở nhiệt độ càng cao thì càng dễ bị hấp thụ. Đây là một trong những lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh đường huyết của người Nhật thấp hơn so với các quốc gia khác.

Ăn vừa đủ và nhai kỹ

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản thuộc kiểu phong cách ăn ít, món ăn được chế biến tinh tế, đa dạng. Tất cả mọi người từ đàn ông đến phụ nữ đều ăn ít và chậm. Do đó, các món ăn khi được nạp vào cơ thể không bị quá mức, điều này có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Người hiện đại ngày nay thường ưu tiên năng suất. Do đó, chúng ta thường xuyên trong trạng thái vội vàng để có thời gian làm thêm những công việc khác. Việc ăn uống cũng vậy. Khi ăn quá nhanh, số thực phẩm nạp vào cơ thể dễ bị dư thừa và lượng đường cũng bị tăng cao.

3 bí mật trong bữa cơm giúp người Nhật sống khỏe, giảm nguy cơ mắc tiểu đường: Đáng tiếc điều cuối cùng ai cũng có thể làm nhưng lại ngó lơ! - Ảnh 2.

Ưu tiên các món ăn giàu kẽm

Bệnh tiểu đường xuất phát từ chức năng insulin suy giảm, và kẽm là một nguyên tố vi lượng liên quan đến hoạt động của insulin. Do đó, bổ sung kẽm đầy đủ có thể làm tăng hoạt động của insulin và làm giảm các vấn đề về đường huyết.

Hải sản là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm. Đặc biệt sò, hàu được mệnh danh là “vua bổ sung kẽm”. Tổ tiên của người Nhật đã sống bằng nghề biển từ bao đời nay, và hầu như tất cả người Nhật đều thích ăn hải sản.

Những món ăn từ biển đã trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thống lâu đời của Nhật Bản. Nhờ vậy, lượng kẽm trong khẩu phần ăn của người Nhật tương đối cao, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở quốc gia này vì thế cũng được giảm bớt.

Làm thế nào để ăn cơm tốt cho sức khỏe?

Gạo có hàm lượng đường cao, vì vậy người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn gạo trắng. Cơm nguội tuy có vẻ làm giảm hấp thu đường nhưng ít tác dụng, hàm lượng tinh bột trong cơm cũng không hề thấp, nếu lại gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa thì ”lợi bất cập hại”.

Chúng ta cũng có thể thêm một số hạt thô vào gạo trắng để bổ sung chất xơ, giúp làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài kẽm, ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể cải thiện hoạt động của insulin và giảm lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là người bệnh phải tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có được chế độ ăn phù hợp nhất.

“Bệnh từ miệng mà vào”. Có thể nói tiểu đường và chế độ ăn uống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, mỗi người cần có ý thức điều chỉnh chế độ ăn cũng như các thành phần trong bữa ăn của mình để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Theo Sohu

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin