Để có được quan hệ tâm giao hay bạn bè thân tình, bạn bắt buộc phải mở cửa tâm hồn, sống bằng chính con người thật.
Nói chuyện quá thẳng thắn thì không có ai thích. Bước chân vào chốn công sở, bạn nhất định phải thấu hiểu được 2 điều: Làm tốt nhiệm vụ của mình và xây dựng các mối quan hệ.
Tin chắc rằng các bạn đã từng gặp phải một kiểu người tri thức uyên bác, làm việc giỏi giang, nhưng lúc nào cũng than vãn, cho rằng không có quý nhân giúp đỡ mình.
Thật ra, nếu bạn là người tài giỏi thật sự thì chắc chắn có cách để người khác biết được năng lực của mình, thậm chí còn chẳng cần giúp đỡ vì bản thân có thể tự làm mọi chuyện.
Trên thực tế, hết 90% khó khăn trên thế giới này đều do con người tự tạo ra, chung quy là còn phải tùy thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người. Hạnh phúc hay đau khổ cũng bị ảnh hưởng bởi thế giới quan của chúng ta.
Xã hội ngoài kia khác xa với gia đình. Ở nhà, bạn tùy tiện, muốn nói gì nói, muốn làm gì làm, nếu có sai lầm cũng được gia đình che chở và bỏ qua một cách dễ dàng, thậm chí còn thản nhiên bao bọc mặc dù bạn đã sai rành rành.
Nhưng khi đã bước ra ngoài xã hội, bạn bắt buộc phải xây dựng các mối quan hệ. Người khác không phải cha mẹ hay người thân máu mủ của bạn nên họ không thể nuông chiều bạn được.
Chính vì vậy, để thành công giao tiếp với người khác, bạn phải nắm vững được 3 kỹ năng sau đây:
1. Đừng nói chuyện quá thẳng thắn
Rất nhiều người có thói quen nghĩ gì nói đó, lắm lúc lại thẳng thừng đến mức cộc lốc và vô tình. Đến khi làm mất lòng đối phương, họ lại lấy cớ rằng tính tình thẳng thắn, bộc trực, không thích nói chuyện quanh co.
Nếu cứ sống theo kiểu thế này, cho dù bạn bè có quan hệ thân thiết đến mấy cũng sẽ không có kết cục tốt.
Thẳng thắn là phẩm chất đáng hoan nghênh, nhưng còn phải tùy cơ ứng biến, tùy vào từng trường hợp cụ thể để hành sự. “Họa từ cái miệng mà ra”, không biết quản lý cái miệng của mình thì không thể làm được chuyện lớn, phá hủy các mối quan hệ xã hội, bị người đời xa lánh.
Người ta thường nói: Lời nói thật thường hay chướng tai. Nhưng trong cuộc sống hiện thực, ai cũng thích nghe những lời nói ngon ngọt. Cho dù trong thâm tâm bạn luôn muốn tốt với người khác, nhưng cách biểu đạt không đúng thì thiện ý lại phản tác dụng.
Chính vì vậy, bất kể quan hệ tốt đến mức nào hay bản thân chỉ đơn giản muốn tốt cho đối phương, bạn cũng không được nói chuyện quá thẳng tính, mà hãy khéo léo trong mọi trường hợp. Chỉ có như thế, tình cảm đôi bên mới được bền lâu.
2. Dùng chân tâm để đối nhân xử thế
Trong quan hệ giữa người với người, ai cũng muốn rút ngắn khoảng cách để mối quan hệ trở nên thân cận hơn.
Mỗi người đều có bản năng phòng ngự nhất định khi giao tiếp. Thế nhưng để có được quan hệ tâm giao hay bạn bè thân tình thì bạn bắt buộc phải mở cửa tâm hồn, sống bằng chính con người thật.
Nếu không thể làm được điều này thì bạn cũng đừng đòi hỏi người khác phải thật tâm với mình. Trên thực tế, bản chất của các mối quan hệ là sự trao đổi giá trị, bạn cho đi thứ này thì người khác cũng phải cho lại bạn thứ có giá trị tương ứng. Có như thế, mối quan hệ mới được bền vững.
Tuy nhiên, cho đi chân thành nhưng cũng chưa chắc sẽ nhận lại chân tâm. Trong trường hợp này, bạn có lẽ sẽ mất niềm tin hay nảy sinh suy nghĩ tiêu cực về xã hội, thế nhưng chí ít bạn sẽ không hổ thẹn khi đã sống thật với người khác.
3. Đừng chỉ biết nhận mà không biết cho
Nhiều người lúc nào cũng ôm cái suy nghĩ nhận miễn phí lợi ích từ người khác. Đặc biệt, quan hệ càng thân thiết thì một số người lại càng muốn trục lợi nhiều hơn vì cho rằng việc đối phương cho đi là chuyện đương nhiên.
Thế nhưng chúng ta nên nhớ một điều, “giúp một lần còn vui, giúp nhiều lần thì không vui chút nào”. Cho đi quá nhiều mà không nhận lại xứng đáng thì sẽ khiến niềm tin tan vỡ, cảm thấy bản thân bị lợi dụng, để rồi quan hệ có tốt đến mấy cũng tan thành mây khói.
Đôi bên càng thân thiết với nhau thì phải càng giữ vững nguyên tắc trao đổi giá trị, nếu không khi thất vọng đã tích tụ đủ đầy thì một đi không trở lại. Đến lúc đó, đừng hỏi tại sao đối phương lại trở mặt, tự dưng xa lánh.
Ở trong một mối quan hệ nào đó, chúng ta phải không ngừng nhìn nhận lại bản thân để kịp thời sửa chữa những khiếm khuyết phát sinh. Tình cảm tan vỡ lắm lúc không phải nguyên nhân từ một phía, vì vậy hãy hoàn thiện chính mình để cùng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn, vững bền hơn.
(Nguồn: Zhihu )