Cô gái 29 tuổi bị suy đa tạng, viêm cơ tim do biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối, nguyên nhân xuất phát từ loại đồ uống người trẻ vô cùng yêu thích

Gần đây, cô Lin, 29 tuổi đến từ Quảng Châu (Trung Quốc) phát hiện ra mình có các triệu chứng như khô miệng, đau bụng, chóng mặt, đi khám mới biết bị suy đa tạng, viêm cơ tim cùng nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng khác của bệnh tiểu đường.

TIN MỚI

Cô Lin không ngờ rằng dù mình không mắc bệnh mãn tính và thể chất tốt mà cô lại đột ngột bị nôn mửa, đau bụng, sốt, chóng mặt…

Cô được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sau khi được đưa đến bệnh viện. Được bác sĩ hỏi, cô Lin cho biết gần đây đã uống hơn chục loại đồ uống có đường, và cô cũng có thói quen uống trà sữa vào các ngày trong tuần.

Cô gái 29 tuổi bị suy đa tạng, viêm cơ tim do biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối, nguyên nhân xuất phát từ loại đồ uống người trẻ vô cùng yêu thích - Ảnh 1.

Ngoài bị suy đa tạng trong một thời gian ngắn, cô còn gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối bao gồm sốc, viêm tụy, viêm cơ tim… và tính mạng cũng đang bị đe dọa.

Hiện tại, bác sĩ đã có biện pháp điều trị trúng đích kịp thời dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của cô Lin cuối cùng đã ổn định, cô rời khoa điều trị và chuyển đến khoa nội tiết để tiếp tục hành trình trị bệnh.

Uống trà sữa có thể khiến bệnh tiểu đường bùng phát?

Đúng như lời cô Lin nói, cô không có tiền sử bệnh tiểu đường thì làm sao đường huyết tăng cao đột ngột được? Trên thực tế, bệnh tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối là một dạng của bệnh tiểu đường tuýp 1, có đặc điểm chủ yếu là khởi phát đột ngột, tăng men tụy và thiếu các kháng thể liên quan đến tiểu đảo.

Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường tuýp 1 giai đoạn cuối hiện nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn, nó có thể liên quan đến kiểu gen HLA, nhiễm virus và tự miễn dịch, ở bệnh nhân nữ nguyên nhân cũng có thể liên quan đến thai nghén.

Cô gái 29 tuổi bị suy đa tạng, viêm cơ tim do biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối, nguyên nhân xuất phát từ loại đồ uống người trẻ vô cùng yêu thích - Ảnh 2.

Dù vậy, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thường liên quan đến yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường. Mặc dù chưa có một lý thuyết và cơ sở nào chắc chắn để chứng minh liệu có mối quan hệ rõ ràng giữa lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường hay không. Nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi thường thích uống đồ uống có đường hơn. Việc uống đồ uống có đường trong thời gian dài dễ dẫn đến béo phì, đồng thời béo phì cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát kịp thời, lượng đường trong máu sẽ tiếp tục tăng cao, gây tổn thương tim, não, thận, mắt và các cơ quan khác, và cuối cùng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

May mắn thay, sự xuất hiện của bệnh tiểu đường không hề “lặng lẽ”, ở giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể sẽ gửi cho chúng ta những tín hiệu nguy hiểm, nếu nắm bắt kịp thời và điều trị càng sớm càng tốt thì tình trạng bệnh có thể được kiểm soát một cách hiệu quả.

1. Dễ đói

Nếu sự thèm ăn của một người tăng lên đột ngột, hãy cảnh giác với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường.

Cơ thể bệnh nhân tiểu đường không thể sử dụng tốt lượng đường, ngoài ra, một lượng lớn đường được đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, năng lượng mất đi nhanh chóng nên dù ăn thế nào cũng rất dễ cảm thấy đói và cảm thấy no ngay khi mới ăn.

Ngoài ra, do rối loạn sử dụng glucose, bệnh nhân tiểu đường phải tiêu hao chất béo và chất đạm trong cơ thể để cung cấp năng lượng, có thể dẫn đến sụt cân nhanh chóng, triệu chứng này cũng cần phải cảnh giác.

2. Tăng lượng nước uống

Thông thường, nếu bạn không đổ mồ hôi nhiều và không ăn mặn, bạn sẽ không bị khát một cách khó hiểu.

Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường, do insulin tiết ra không đủ dẫn đến quá trình chuyển hóa đường gặp vấn đề khiến nồng độ đường trong máu tăng cao, glucose sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu và xảy ra hiện tượng bài niệu thẩm thấu khiến lượng nước tiểu tăng lên đáng kể so với trước đây, lượng nước tiểu tăng lên có thể gây ra triệu chứng khát nước và khiến người bệnh uống nhiều nước một cách vô thức.

3. Tê bì chân tay

Do lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường liên tục tăng cao khiến máu bị dính làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, các bộ phận khác nhau trong cơ thể không được cung cấp máu kịp thời, đặc biệt là các chi nơi nằm ở cuối cơ thể.

Cô gái 29 tuổi bị suy đa tạng, viêm cơ tim do biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối, nguyên nhân xuất phát từ loại đồ uống người trẻ vô cùng yêu thích - Ảnh 3.

Lượng máu cung cấp cho các chi không đủ có thể gây ra những triệu chứng như tê nhức tay chân, có thể xuất hiện triệu chứng chuột rút bắp chân vào ban đêm.

4. Chậm lành vết thương

Do lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân tiểu đường, quá trình đông máu có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn chức năng đông máu. Một khi bệnh nhân này gặp phải chấn thương thì tốc độ lành vết thương chậm hơn trước rất nhiều, máu khó cầm.

Nếu gần đây bạn thấy mình có những biểu hiện trên thì nên theo dõi đường huyết kịp thời để biết đường huyết có quá cao hay không.

Nguồn và ảnh: QQ, Eat This

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin