Đồ ăn thừa hâm lại bằng lò vi sóng có gây ung thư hay không? Chuyên gia vạch trần 2 thủ phạm chính gây khối u ác tính và chạy thận mà nhiều gia đình bỏ qua

Một số quan điểm cho rằng hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng có thể gây ung thư, liệu rằng lời đồn đại này có đúng hay không?

TIN MỚI

Lò vi sóng là thiết bị ngày càng được ưa chuộng do tính tiện lợi, đa năng và nhanh chóng. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng lò vi sóng không đúng cách. Các rủi ro như cháy nổ, nguy cơ bị bỏng và ngộ độc hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta dùng sai cách… 

Lò vi sóng có gây ung thư hay không?

Li Wanping, một nhà dinh dưỡng học, chỉ ra rằng bản thân thực phẩm được nấu trong lò vi sóng không gây ung thư. Thực tế, nguyên nhân chính gây ra các vấn đề đối với sức khỏe là “đồ ăn quá mặn và không cân bằng”. Hai yếu tố này làm gia tăng nguy cơ về thận, ung thư và tăng huyết áp. 

Cơ quan Y tế Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng việc sử dụng các món ăn làm nóng bằng lò vi sóng sẽ không làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng mà còn có thể giữ lại nhiều vitamin và khoáng chất hơn.

Cơ quan này cũng từng tuyên bố trong một thông báo rằng lò vi sóng làm nóng thức ăn thông qua “vi sóng”, một loại sóng điện từ có thể dễ dàng xuyên qua các chất cách nhiệt. Một khi được kích hoạt, vi sóng sẽ được tạo ra bên trong và bị hấp thụ bởi thực phẩm chứa hơi ẩm. 

Lò vi sóng nấu chín thức ăn bằng cách sử dụng năng lượng sóng tương tự như sóng radio nhưng ngắn hơn. Vi sóng làm cho các phân tử này dao động và nhanh chóng tích tụ năng lượng nhiệt.

Cơ quan Y tế Quốc gia cũng trích dẫn dữ liệu của “Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS)” cho biết lò vi sóng không sử dụng “tia X” hoặc “tia gamma” để làm nóng thức ăn, vì vậy chúng sẽ không làm thức ăn bị nhiễm phóng xạ. Do đó, lò vi sóng sẽ không thay đổi thực phẩm cấu trúc phân tử và hóa học. 

Đồ ăn thừa hâm lại bằng lò vi sóng có gây ung thư hay không? Chuyên gia vạch trần 2 thủ phạm chính gây khối u ác tính và chạy thận mà nhiều gia đình bỏ qua - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Theo thông tin từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), so với các phương pháp nấu ăn truyền thống, sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn không những không phá hủy dinh dưỡng thực phẩm mà còn có thể giữ lại nhiều vitamin và khoáng chất hơn.

Li Wanping cũng nhấn mạnh rằng “bản thân thức ăn trong lò vi sóng không gây ung thư”. Nhưng có hai nguy cơ khi nấu nướng tiềm ẩn rủi ro cần phải chú ý: Thứ nhất là nêm nếm tương đối mặn, thứ hai là không cân bằng. 

Tùy theo khẩu vị của mỗi nhà, một số gia đình có thói quen ăn nhiều muối. Do đó, các món ăn thường có hàm lượng natri cao. “Ăn quá nhiều có thể không gây ung thư nhưng sẽ làm tăng nguy cơ lọc thận và cao huyết áp”, Li Wanping cho biết.

Giải thích cho quan điểm nấu ăn bằng lò vi sóng có thể gây ung thư, Li Wanping giải thích rằng trong trường hợp chế độ ăn không cân đối và ít rau, cơ thể bị thiếu chất xơ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Do đó, cô gợi ý nếu thường xuyên ăn đồ ăn trong lò vi sóng, bạn nên kết hợp với nhiều hoa quả và rau xanh để bổ sung chất xơ.

7 lời khuyên để ngăn ngừa mất chất dinh dưỡng khi 

sử dụng lò vi sóng

1. Nên xếp thức ăn đều nhau, không xếp thành đống để thức ăn được nóng đều. Thông thường, những miếng thức ăn nhỏ sẽ nhanh nóng hơn những miếng lớn. Bửi vậy, tốt nhất là bạn nên cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hơn dưới 5 cm. Hình dạng của thực phẩm càng đều đặn thì quá trình hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ càng đồng đều.

2. Nếu thức ăn có vỏ cứng thì phải bóc lớp vỏ trước khi nấu.

3. Nấu ăn bằng lò vi sóng không làm cho món ăn có màu đẹp hơn, bạn có thể phết gia vị lên bề mặt thức ăn trước khi nấu để món ăn có màu nâu sẫm.

4. Nhiệt độ thức ăn được hâm nóng bằng lò vi sóng rất cao, dễ làm bay hơi nước, khi nấu nên đậy màng bọc thực phẩm chịu nhiệt hoặc thủy tinh chịu nhiệt để giữ nước. Các phần đầu của cánh gà, ức gà hoặc đầu cá, đuôi cá hoặc các góc của bánh dễ bị chín quá. Do đó nên dùng giấy nhôm bọc lại để món ăn chín đều.

5. Khi kết thúc quá trình hâm nóng, để thực phẩm chờ một khoảng thời gian hoặc thêm một số gia vị vào thực phẩm (ví dụ, sau khi nấu thịt gia cầm, bạn có thể đổ dầu hoặc nước sốt, sau đó rắc một ít bột ớt, gia vị…).

6. Nhiệt độ của thực phẩm càng cao thì thời gian đun nấu càng ngắn. Vào mùa hè thời gian đun nóng ngắn hơn mùa đông. Nấu thức ăn đặc, cứng sẽ mất nhiều nhiệt hơn so với thức ăn xốp. Thực phẩm có hàm lượng nước cao thường dễ hấp thụ vi sóng hơn và thời gian nấu cũng ngắn hơn so với thực phẩm có hàm lượng nước thấp.

Đồ ăn thừa hâm lại bằng lò vi sóng có gây ung thư hay không? Chuyên gia vạch trần 2 thủ phạm chính gây khối u ác tính và chạy thận mà nhiều gia đình bỏ qua - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

7. Khi nấu trong lò vi sóng, nên hạn chế tối đa lượng muối.

Lò vi sóng là một đồ dùng vô cùng tiện lợi cho căn bếp gia đình. Cách sử dụng lò vi sóng tuy chỉ đơn giản là cho thức ăn vào và chọn thời gian nhưng nếu không chú ý thì có thể sẽ tự làm tổn hại đến sức khỏe mà không hề hay biết. 

Theo Harvard, Aboluowang, Kknews

Đồ ăn thừa hâm lại bằng lò vi sóng có gây ung thư hay không? Chuyên gia vạch trần 2 thủ phạm chính gây khối u ác tính và chạy thận mà nhiều gia đình bỏ qua - Ảnh 3.

https://cafef.vn/do-an-thua-ham-lai-bang-lo-vi-song-co-gay-ung-thu-hay-khong-chuyen-gia-vach-tran-2-thu-pham-chinh-gay-khoi-u-ac-tinh-va-chay-than-ma-nhieu-gia-dinh-bo-qua-20220203181035992.chn

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin