Mỗi đồ ăn đều hàm chứa lượng đường khác nhau. Nếu không có đường glucoze, cơ thể không đủ năng lượng để cầm cự. Vì vậy, nếu chỉ khống chế lượng đường nạp vào thì không thể kiểm soát lượng đường máu tốt nhất.
Tiểu đường là căn bệnh dễ gặp trong cuộc sống hiện nay. Thông thường, có 2 nguyên nhân dẫn đến tiểu đường, một là do di truyền, hai là thói quen sinh hoạt, ăn uống dẫn đến rối loạn chuyển hóa, cơ thể bài tiết không đủ insulin, không thể phân giải lượng đường trong máu nên đường máu tăng cao.
Thế nhưng, “mầm mống tai họa” của tiểu đường không hẳn do đồ ngọt? Mức đe dọa tăng đường huyết không không được đong đếm qua độ ngọt của thực phẩm. 3 món ăn dưới đây tuy không quá ngọt nhưng lại khiến đường máu tăng cao:
1. Táo đỏ
Con người ngày càng chú trọng dưỡng sinh. Mọi người đều biết táo đỏ có tác dụng bổ khí và máu rất tốt.
Nhưng người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn táo đỏ. Tuy táo đỏ không quá ngọt, nhưng táo đỏ tươi chứa đến xấp xỉ 35% đường, táo đỏ phơi khô chứa đến 60% đường.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên kiểm soát tốt lượng táo đỏ trong ăn uống thường ngày để tránh đường máu tăng cao.
2. Cháo
Mặc dù cháo dễ tiêu hóa hơn bánh bao chay và cơm trắng, nhưng nấu càng lâu cháo càng đặc, ăn vào làm đường máu tăng càng nhanh. Nên người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cháo, khi ăn cháo chú ý thời gian nấu hoặc nên nấu chung với đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh,…
Ảnh: monngon.tv
3. Nước ép hoa quả
Đa số chúng ta đều lầm tưởng ăn hoa quả và uống nước ép hoa quả có hiệu quả như nhau. Nhưng hoa quả chứa nhiều chất xơ, tạo cảm giác no bụng, đường glucozo do gan sản sinh cũng giảm, ít làm hại đến sức khỏe người bệnh.
Nếu ép hoa quả thành nước uống, hàm lượng đường sẽ lớn và mất đi chất xơ, giảm cảm giác no bụng, vô tình khiến chúng ta uống nhiều nước ép hơn. Như vậy, cơ thể người bệnh sẽ chịu nhiều gánh nặng hơn, không tốt trong việc kiểm soát lượng đường máu.
Chú ý 4 điều dưới đây trong ăn uống để kiểm soát tốt lượng đường máu
1. Duy trì cân nặng lý tưởng, tránh xa rượu bia, thuốc lá
Cân nặng cũng ảnh hưởng đến lượng đường máu. Nếu thừa cân, lượng đường máu dễ mất kiểm soát, làm vấn đề kháng insulin trở nên nghiêm trọng. Nếu quá nhẹ cân, không đủ dinh dưỡng, lượng đường máu thường thấp hơn tiêu chuẩn.
Đồng thời, chúng ta nên tránh xa rượu bia và thuốc lá vì chúng dễ làm lượng đường máu dao động, mất cân bằng.
2. Bổ sung chất xơ
Mỗi ngày nạp vào cơ thể 35g chất xơ có thể phòng tránh tiểu đường loại 2 phát tác. Vì trong ngũ cốc, rau, hoa quả có chứa nhiều chất xơ không hòa tan, giúp cải thiện tình trạng sử dụng insulin của cơ thể.
Nếu mỗi ngày có thể nạp vào cơ thể 50g chất xơ, lượng đường máu sẽ giảm rõ rệt.
Người bệnh không cần lo lắng tính toán hàm lượng chất xơ trong đồ ăn, chỉ cần ăn các loại lương thực phụ như rau, hoa quả, các loại đậu, các loại tảo và bắp ngô hàng ngày là có thể bổ sung chất xơ cho cơ thể.
3. Chế biến đơn giản
Chúng ta không chỉ cần chú ý ăn gì, còn cần chú ý cách chế biến như thế nào. Nếu có thể làm nộm, chưng hấp, hầm ninh thì nên tránh chiên, xào, rán. Chúng ta nên cố gắng giữ dáng vẻ tự nhiên nhất của thực phẩm để bảo đảm dinh dưỡng, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbonhydrate trong thức ăn.
4. Ăn khẩu phần theo giờ
Mỗi bữa ăn nên chia đúng giờ và lượng vừa đủ, chia đều lượng đồ ăn trong một ngày ra làm ba bữa.
Người bệnh có thể căn theo lượng đường máu của bản thân để tăng bữa phụ phù hợp, đồng thời giảm lượng đồ ăn trong bữa chính. Như vậy mới có thể đảm bảo cân bằng năng lượng mỗi ngày, tránh lượng đường máu dao động quá nhiều.
Tiểu đường có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Vì vậy, mỗi chúng ta đều nên tự bảo vệ bản thân mình khỏi tiểu đường nói riêng và mọi bệnh tật nói chung. Người trẻ tuổi hãy sớm quan tâm đến sức khỏe, người lớn tuổi nên cố gắng bỏ thói quen xấu và điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe.
Theo Aboluowang