Bạn đã bao giờ nhìn kỹ móng tay của mình chưa? Đừng coi thường chúng, ngoại trừ các bệnh về móng, thì hình dạng, bề mặt, màu sắc móng thay đổi đều có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn đó.
Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay của chúng ta thường có màu hồng nhạt. Có hình nửa vòng tròn gần gốc móng có màu trắng, bề mặt nhẵn. Hầu như không có rãnh hoặc bị đổi màu bất thường.
Nếu có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào về hình dạng hoặc màu sắc, rất có thể móng tay của bạn đang cố gắng báo hiệu cho bạn rằng có vấn đề ở bên trong.
Móng tay khoèo: Ung thư phổi nguyên phát
Ảnh: Internet
Để biết tình trạng sức khỏe cũng như móng tay của mình bình thường hay không, các bác sĩ đưa ra bài kiểm tra “khoảng cách kim cương”, bằng cách đặt các móng tay của bạn lại với nhau để xem liệu có khoảng trống hình kim cương giữa các ngón tay của bạn hay không. Nếu không có khoảng trống thì đây là dấu hiệu của ngón tay khoèo (ngón tay dùi trống) – một triệu chứng phổ biến của ung thư phổi.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, hơn 35% số người mắc bệnh ung thư phổi có biểu hiện ngón tay dùi trống – dấu hiệu thường được các bác sĩ sử dụng để tầm soát ung thư phổi, tim mạch một cách đơn giản. Trong số các loại ung thư lồng ngực, ung thư phổi là nguyên nhân gây ra khoảng 80% các trường hợp móng tay như vậy.
Căn bệnh này có xu hướng xảy ra theo từng giai đoạn với phần thịt dưới móng trở nên mềm và vùng da bên cạnh móng trở nên bóng trước khi móng bắt đầu cong hơn bình thường. Các đầu ngón tay cũng có thể lớn hơn. Nguyên nhân được cho là do lưu lượng máu đến vùng ngón tay tăng lên, dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong các mô mềm ở đầu ngón tay – nhưng không hoàn toàn rõ ràng tại sao điều này lại xảy ra.
Móng tay cong, phần thịt dưới móng mềm và bóng thường liên quan đến các bệnh tim và phổi như khí phế thũng và bệnh tim bẩm sinh. Ảnh: Internet
Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh, hiện tượng tích tụ chất lỏng do khối u sản xuất hormone khiến gốc móng tay của người bệnh ung thư sưng to. Đây là triệu chứng tương đối phổ biến, khoảng 35% người bệnh mắc phải. Do sưng, khi hai móng áp sát vào nhau sẽ không có khoảnh trống nữa.
Emma Norton, y tá chuyên khoa Ung thư tại tập đoàn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế BUPA khuyên: “Nếu giữa hai móng tay không xuất hiện khoảnh trống, bạn nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra”. Đây còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Năm ngoái, Jean Taylor, một người phụ nữ 53 tuổi sống tại Anh đã phát hiện mắc ung thư phổi nhờ quan sát móng tay theo cách này.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị ung thư phổi đều có dấu hiệu của ngón tay khoèo. Các dấu hiệu khác cần chú ý bao gồm: Bị ho trong thời gian dài, khó thở, ho ra đờm có dấu hiệu máu, đau hoặc nhức ở ngực hoặc vai, ăn mất ngon, mệt mỏi, tụt cân.
Móng tay “thìa”: Thiếu máu do thiếu sắt
“Móng tay thìa” thường liên quan đến các bệnh lý mãn tính như: bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt protein, thiếu vitamin, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến hoặc bị rối loạn tuyến giáp, hội chứng Raynaud’s…Ảnh: Shutterstock
“Móng thìa” dùng để chỉ phần lõm ở giữa móng tay, hai đầu đều hếch lên, giống như cái thìa. Nguyên nhân móng tay lõm hình thìa phổ biến nhất là do cơ thể bị thiếu hụt chất sắt hoặc bị thiếu máu. Bệnh nhân có móng tay lõm hình thìa thường có mức độ hồng cầu trong máu thấp hơn bình thường và hầu hết xảy ra ở phụ nữ. Bên cạnh đó, móng tay lõm hình thìa cũng xuất hiện ở những người thợ làm tóc do tác hại của các sản phẩm làm tóc mà họ tiếp xúc hàng ngày.
Một nguyên nhân móng tay lõm hình thìa khác có thể gặp ở nhiều người đó là do di truyền hoặc do tác động của môi trường. Một nghiên cứu ở những người lớn tuổi cho thấy có hơn 47% người lớn tuổi bị tình trạng móng tay lõm và những người lao động tay chân là nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn bình thường.
Tuy nhiên, không phải ai bị móng thìa cũng bị thiếu máu, một số trẻ cũng có triệu chứng này ở ngón chân cái là bình thường, mọi người không cần quá lo lắng.
Móng tay chấm bạch: Mệt mỏi mãn tính
Ở Nhật Bản hoặc châu Âu, những đốm trắng trên móng tay được coi là may mắn. Trên thực tế, điều này khá phổ biến ở trẻ em từ 10-14 tuổi. Đó là hậu quả của chấn thương móng tay, nếu dùng lực ấn vào đầu ngón tay hoặc gốc móng tay, các đốm trắng sẽ xuất hiện sau một hoặc hai tháng.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, những đốm trắng như vậy rất phổ biến ở những người bị mệt mỏi mãn tính. Các lương y Trung Quốc cho biết, thỉnh thoảng khi thấy trên tay bệnh nhân có những đốm trắng như vậy, ông sẽ hỏi bệnh nhân có thường xuyên thức khuya hay áp lực không? Một số bệnh nhân táo bón kinh niên cũng xuất hiện móng tay bạch sản.
Tuy nhiên, nếu đó là một ổ gà hình đốm với vết lõm rõ ràng, Tiến sĩ Trang Nhã Tuệ đề cập rằng loại ổ gà này có thể là biểu hiện của bệnh vẩy nến, chàm, thậm chí liên quan đến chứng hói đầu hình tròn trên đỉnh đầu.
Móng tay khô giòn, mềm, dễ bóc: Cẩn thận dạ dày
Ngoài các vết rỗ, bạn còn phải chú ý xem móng tay có bị khô, dễ gãy và mềm hay không. Ở một bệnh nhân bị loét tá tràng, móng tay của họ cũng trở nên khô hơn và dễ bong ra. Ngoài ra, những người bị thiếu máu cũng rất dễ mắc phải tình trạng này.
Nếu móng tay của bạn trở nên giòn và mềm có thể là do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, tốt nhất bạn nên chú ý đến thói quen ăn uống của mình.
Móng tay của bạn hôm nay màu gì?
Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên làm sạch móng thường xuyên để giảm sự lây lan vi khuẩn từ người sang người. Ảnh: Internet
Nhiều phụ nữ thích sơn móng tay màu mè, nhưng với cách này, bạn sẽ khó quan sát tình trạng móng tay và kiểm tra sức khỏe của bản thân. Bởi vì bản thân móng tay là trong suốt, và màu sắc mà chúng ta nhìn thấy thực sự là màu của máu móng. Nếu lượng máu thay đổi, điều này sẽ được phản ánh trong màu sắc của móng tay.
– Nâu sâm: Nếu móng tay có màu nâu sẫm, có nghĩa là người bệnh bị thiếu thận hoặc mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
Nhận định này trùng khớp với những gì bác sĩ người Mỹ Lindsay đã nói. Ông phát hiện ra rằng khi bị bệnh thận, một nửa móng sẽ xuất hiện màu trắng như sương mù với thủy tinh mài, trong khi một dải màu nâu (móng tay có đường hình vòng cung màu nâu) xuất hiện ở các đầu ngón tay. Một cuộc khảo sát khác của Mỹ cũng cho thấy 36% bệnh nhân chạy thận nhân tạo có móng tay hình vòng cung màu nâu và 24% bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính.
– Trắng: Khi móng tay có màu trắng có thể do thiếu máu do thiếu sắt, chị em cần đặc biệt lưu ý.
Mặt khác, bệnh nhân xơ gan còn có hiện tượng móng tay trắng. Hơn nữa, theo thống kê của Anh, ngoài màu trắng, một số còn xuất hiện màu trắng đục như sương mù như thủy tinh mài, có nhiều trường hợp móng dày lên.
– Màu tía: Vì móng tay dễ dàng phản ánh những thay đổi trong lưu lượng máu nhất nên phụ nữ có thể đặc biệt lưu ý. Khi bạn thường xuyên cảm thấy tay chân lạnh, sau một thời gian móng tay dần chuyển sang đỏ hoặc tím tái thì đây có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tự miễn “Xơ cứng bì” (Raynaud – hiện tượng hình cầu). Khi lạnh, cảm xúc không ổn định (chẳng hạn như căng thẳng) và áp lực tăng lên, do co mạch, móng tay sẽ dễ bị thay đổi như vậy.
– Màu đen: Hãy đặc biệt cảnh giác khi móng tay của bạn chuyển sang màu đen.
Có một người phụ nữ 50 tuổi, móng tay bị đen, tưởng là nấm móng, tự ra hiệu thuốc mua thuốc trị nấm móng về uống. Dùng được 12 tuần thì không thuyên giảm, cuối cùng thì bà đi đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện ra khối u ác tính.
Khi móng có những đốm đen hoặc những đường đen dọc, bạn có thể quan sát trước, nếu tiến dần theo chiều mọc của móng thì có thể chỉ là vết chảy máu đơn thuần. Tuy nhiên, nếu không di chuyển thì màu sắc trở nên đậm hơn và thành dải màu trở nên rộng hơn, bạn phải đến bệnh viện kiểm tra ngay trước khi quá muộn.
Theo Aboluowang