Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo tiết lộ bí quyết xây dựng hệ thống phân phối hiện đại

Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ về thời kỳ mô hình ‘bán hàng ký gửi’ đang ‘hot’ bỗng gặp khó tại một số thị trường, khiến Trung Nguyên phải tìm giải pháp mới.

Mới đây, bà Lê Hoàng Diệp Thảo, nữ hoàng cà phê và người sáng lập thương hiệu King Coffee, đã tiến thêm một bước quan trọng trong việc mở rộng sự hiện diện của thương hiệu tại thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường đầy tiềm năng.

Đây là bước đi mạnh mẽ của bà sau khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng không giấu tham vọng mở 1.000 không gian cà phê, cửa hàng nhượng quyền tại Trung Quốc.

Trung Quốc, với 1,4 tỷ dân, là một thị trường đầy cơ hội cho ngành cà phê. Theo thống kê từ Trung Nguyên Legend, mỗi năm có khoảng 800 triệu ly cà phê G7 được tiêu thụ tại đây. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy tham vọng mở rộng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

>> Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chính thức hiện diện tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã thu hút sự chú ý của công chúng, cả hai doanh nhân đều đã có những bước đi vững vàng trên con đường sự nghiệp của mình. Trong khi ông Vũ vẫn tiếp tục phát triển Trung Nguyên, bà Thảo đã thành công với thương hiệu King Coffee và không ngừng khẳng định sự hiện diện của mình tại các thị trường quốc tế.

Mới đây, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã cho ra mắt cuốn sách The Queen of King Coffee, một cuốn tự truyện kể lại hành trình đầy cảm hứng của bà từ những ngày đầu khởi nghiệp cho đến khi xây dựng thành công thương hiệu King Coffee. Cuốn sách này không chỉ kể về King Coffee mà còn ôn lại những ngày tháng đầy thử thách khi bà đồng hành cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại Trung Nguyên.

Dù đã có một sự nghiệp riêng biệt, bà Thảo vẫn không quên nhắc đến những đóng góp của mình trong việc xây dựng Trung Nguyên, đặc biệt là khi nhìn lại những chiến lược phân phối cà phê mà bà từng tham gia xây dựng.

>> Tiếp bước ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ‘nữ hoàng cà phê’ Lê Hoàng Diệp Thảo mang King Coffee chinh phục đất nước tỷ dân

Trong cuốn sách của mình, bà Thảo chia sẻ những câu chuyện về quá trình hình thành hệ thống phân phối của Trung Nguyên. Khi mới bắt đầu, Trung Nguyên đối mặt với một bài toán khó trong việc xây dựng mạng lưới phân phối hiệu quả, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Sài Gòn.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo kể lại thời kỳ đó, khi phát triển mạng lưới quán cà phê, họ cũng đồng thời phải tập trung vào mảng kinh doanh chính là bán các sản phẩm của Trung Nguyên. Do vậy, việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp cà phê, và những quán cà phê khác tại địa phương là điều cần thiết.

Năm 1999, hình thức buôn bán hàng ký gửi nở rộ, cà phê cũng không ngoại lệ: Nhà sản xuất sẽ mang hàng của mình “ký gửi” tại các cửa hàng, nhà phân phối, và sau đó thu tiền về theo số lượng sản phẩm bán được. Tại ‘quê nhà’ Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã áp dụng thành công mô hình này: Cung cấp bảng hiệu, trang thiết bị pha chế cho các đầu mối, quán cà phê…

Tuy nhiên, tại Sài Gòn lại khác một cách bất ngờ khiến mô hình này gặp trở ngại: Các quán cà phê thường xuyên sang nhượng chủ mới. Theo đó, trên thực tế các quán vẫn hoạt động bình thường, nhưng trên thực tế, chủ mới đã được sang tay. Vấn đề nảy sinh là, chủ cũ cùng số hàng ký gửi, các trang thiết bị pha chế… lại được ‘bán’ kèm theo quán, mà không một giấy tờ hợp pháp chuyển nhượng quyền lợi lại cho nhà cung cấp.

Trung Nguyên phải giải bài toán khó, tìm hướng mới. Một mạng lưới phân phối khác, hiện đại hơn, rộng hơn, và tối ưu hơn ra đời từ đó: Biến tất cả nhân viên bán hàng và đại lý thành nhà phân phối với mức hoa hồng cố định. Cùng với chiến lược đó, Trung Nguyên cũng song song phân chia lại bản đồ bán hàng theo hệ thống, nhằm ‘không để một khu vực nào có nguồn cung quá cao, khu vực khác lại thiếu hụt nguồn cung, mất cân bằng’.

Bà Thảo chia sẻ rằng: “Chuyển sang hệ thống phân phối theo khu vực là mảnh ghép quan trọng, giúp Trung Nguyên vượt qua thách thức và vươn lên trở thành đế chế cà phê của Việt Nam”.

>> Nữ hoàng cà phê Lê Hoàng Diệp Thảo hé lộ tuyệt chiêu quảng bá King Coffee qua chương trình Paris By Night

Mới đây, ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiết lộ mục tiêu đầy tham vọng là mang về 1.000 tỷ USD cho Việt Nammỗi năm. Dưới góc nhìn của ông, mục tiêu này là khả thi khi ông phân tích: “1.000 tỷ USD cho 210 quốc gia, mỗi quốc gia chỉ cần kiếm 5 tỷ USD. 1.000 tỷ USD là mục tiêu tối thiểu, có gì đâu mà khó!”.

Với mục tiêu này, ông Vũ đã khởi động kế hoạch mở 1.000 quán cà phê tại Trung Quốc thông qua hình thức nhượng quyền. Trung Nguyên Legend đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Thượng Hải, mở đầu cho chiến lược vươn ra các thị trường lớn như Mỹ, Australia, Canada và các quốc gia Đông Nam Á.

Với chiến lược phát triển mạnh mẽ của cả bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ, cà phê Việt Nam đang từng bước khẳng định được tên tuổi trên bản đồ cà phê quốc tế. Không chỉ là một ngành hàng tiêu dùng, cà phê còn là một câu chuyện truyền cảm hứng về khởi nghiệp, sự đổi mới và những bước đi mạnh mẽ trong việc xây dựng thương hiệu toàn cầu.

Bà Thảo và ông Vũ, dù đi trên những con đường khác nhau, đều có chung một niềm tin: Cà phê Việt Nam sẽ không chỉ là một thức uống, mà sẽ trở thành một biểu tượng văn hóa, góp phần nâng tầm giá trị quốc gia trên trường quốc tế.

>> Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ ở đâu trên bảng xếp hạng?

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin