‘Đại chiến’ của những chiếc ly giữa Katinat, Phê La, Starbucks và nỗ lực tìm lại hào quang của ‘nàng tiên cá 2 đuôi’ bằng 200.000 chiếc bút

Nổi tiếng với bộ sưu tập ly cốc sứ mang thương hiệu riêng, Starbucks đang phải học theo “đàn em” cách thu hút khách hàng bằng những chiếc ly nhựa mang đi phiên bản giới hạn.

TIN MỚI

Trong khi chiếc ly hồng neon phiên bản giới hạn của Katinat đang “làm mưa làm gió”, hay “người anh em” Phê La khiến khách hàng hài lòng với phiên bản ly nhung lụa là… thì Starbucks mới đây cũng thu hút khách hàng với chiếc cốc đổi màu của mình.

Tháng 10/2024, Phê La tung mẫu ly mang đi với hai tông màu trắng hồng bằng lụa mịn. Đây là phiên bản cho giai đoạn giao mùa trên toàn hệ thống. Chỉ sau hơn 1 tuần ra mắt, Ly Nhung Lụa Là đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.

Ngày 8/11, Katinat cũng “nổ đơn” khi thông báo tất cả các đồ uống size L sẽ được phục vụ trong những chiếc ly màu hồng neon rực rỡ lấy cảm hứng từ loại đá quý Sapphire Hồng, kèm theo chiếc đai giữ nhiệt họa tiết lấp lánh.

‘Đại chiến’ của những chiếc ly giữa Katinat, Phê La, Starbucks và nỗ lực tìm lại hào quang của 'nàng tiên cá 2 đuôi' bằng 200.000 chiếc bút- Ảnh 1.

Những chiếc ly mang đi phiên bản giới hạn không phải lần đầu mang lại hiệu quả doanh số cho Katinat.

Lần đầu tiên vào tháng 11/2022, khi số lượng chi nhánh chỉ mới khoảng 20, Katinat đã gây sốt toàn mạng với mẫu ly cầu vồng phiên bản giới hạn. Có thể xem đó là dấu mốc giúp cái tên Katinat vang danh hơn trong chiến lược mở rộng cực mạnh lên 33 cửa hàng tại các tỉnh miền Nam và lấn sân thị trường miền Bắc.

2023 cũng là năm Katinat “vượt mặt” Starbuck về độ “hot” trên mạng xã hội. Theo dữ liệu từ YouNet Media, từ ngày 1/1 đến 14/6/2023, Katinat đã gây chú ý mạnh mẽ với 47.843 thảo luận, vượt qua cả Starbucks để đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các chuỗi cà phê được thảo luận nhiều nhất. Katinat đã tận dụng hiệu quả các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook và TikTok để tạo ra làn sóng tương tác khổng lồ từ người tiêu dùng.

Từng là thương hiệu được giới trẻ ưu tiên, Starbucks Việt Nam đang đối mặt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của những “tân binh”.

Nổi tiếng với bộ sưu tập ly cốc sứ mang thương hiệu riêng (thậm chí doanh thu mảng này ngang ngửa với doanh thu bán nước uống của hãng), song Starbucks nay cũng đang phải học theo các “đàn em” cách thức thu hút khách hàng bằng những chiếc ly nhựa mang đi phiên bản giới hạn.

Nối bước Katinat, từ ngày 11/11 Starbucks cũng thông báo ra mắt chiếc ly đổi màu cho thành viên khi nạp từ 500K vào thẻ Starbucks.

Thực tế, ly đổi màu là một trong những chiếc lược trong quá khứ của Starbucks. Lần gần nhất thương hiệu tung ly đổi màu là vào tháng 6/2020 và cũng được đón nhận tốt.

Không chỉ ly đổi màu, giới quan sát còn đang nhận thấy việc thương hiệu “nàng tiên cá Mỹ” đang sử dụng lại những phương thức từng thành công trong quá khứ, trong bối cảnh Starbucks toàn cầu theo nhiều ý kiến đang trượt dần khỏi “giá trị cốt lõi” của mình.

‘Đại chiến’ của những chiếc ly giữa Katinat, Phê La, Starbucks và nỗ lực tìm lại hào quang của 'nàng tiên cá 2 đuôi' bằng 200.000 chiếc bút- Ảnh 2.

Starbucks vừa có thay đổi nhiều nhân sự cao cấp. Trên toàn cầu, ngay ngày thứ hai nhậm chức tổng giám đốc của Starbucks, ông Brian Niccol đã gửi một bức thư ngỏ gửi đến nhân viên và khách hàng, nói rằng ông muốn đưa Starbucks về “giá trị cốt lõi”.

Brian Niccol là CEO thứ ba của Starbucks chỉ trong vòng 2,5 năm. Thời gian này, Starbucks cũng đã gặp phải sự đối đầu từ 2 cổ đông lớn, sự chỉ trích công khai từ cựu CEO lâu năm Howard Schultz và doanh số bán hàng chậm lại.

Niccol được giới thiệu là một nhân vật kỳ cựu trong ngành nhà hàng làm lãnh đạo mới của Starbucks, HĐQT bổ nhiệm lại ông hy vọng ông sẽ giúp ổn định Công ty.

Một trong những chiếc lược gây chú ý của tân CEO là Starbucks sẽ mua 200.000 chiếc bút để khôi phục truyền thống viết tên khách lên cốc. Đây là một truyền thống nổi tiếng của Starbucks. Việc ghi tên khách hàng lên chiếc cốc không chỉ để dễ dàng nhận diện khi đồ uống hoàn thành, mà còn tạo cảm giác cá nhân hóa mạnh mẽ.

Ngoài việc ghi tên khách, Starbucks cùng từng thường xuyên truyền tải những thông điệp tích cực qua cốc nước, từ những câu chúc “Chúc một ngày tốt lành” cho đến những lời động viên nhỏ như “Cố lên!”. Đây là một phần trong văn hóa thương hiệu, giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và tạo ra cảm giác hạnh phúc khi thưởng thức đồ uống tại đây.

Riêng tại Việt Nam, Starbucks vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Dù vậy, theo bảng xếp hạng quan tâm trên mạng xã hội, thương hiệu đang gặp phải “đối thủ” mạnh như Katinat, Pha Lê… Chưa kể, lùm xùm với chủ cho thuê, Starbucks cũng vừa trả lại mặt bằng “vàng” và đóng cửa hàng Starbucks Reserve sau 7 năm kinh doanh rất tốt.


Tình hình lợi nhuận của các chuỗi cà phê Việt (tỷ đồng)

‘Đại chiến’ của những chiếc ly giữa Katinat, Phê La, Starbucks và nỗ lực tìm lại hào quang của 'nàng tiên cá 2 đuôi' bằng 200.000 chiếc bút- Ảnh 3.

Về kinh doanh, doanh thu Starbucks tăng mạnh lần lượt 87% trong năm 2022 và 28% trong năm 2023, lên mức hơn 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng như các thương hiệu khác, lợi nhuận sau thuế của Starbucks Việt Nam năm qua bị thu hẹp do bị ảnh hưởng bởi biến động giá nguyên liệu đầu vào, và biên lợi nhuận của những điểm bán mới còn thấp (theo dữ liệu từ Vietdata).

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin