Ăn canh, uống trà atiso: Chuyên gia điểm mặt 4 công dụng chính cùng cách chế biến đúng nhất

Atisô có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người khi tìm đến loại thực phẩm này vì trước nay người ta vẫn nghĩ đây là thứ dùng để làm thuốc.

TIN MỚI

Atisô là một trong những loại thảo dược sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn cảm thấy lạ lẫm với chúng. Trên thực tế, atisô không nằm trong danh sách 20 loại thảo dược được bán phổ biến nhất tại Hoa Kỳ và có mức tiêu thụ không thay đổi từ những năm 1980 đến đầu những năm 2000 ở nước này.

Dù vậy, hiện nay atisô ngày càng được ưa chuộng vì sở hữu đặc tính chữa bệnh tuyệt vời. Theo Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng tại New York: “Tôi thấy nhiều người có xu hướng thưởng thức atisô ở nhà hàng và hầu như chưa bao giờ mua hay chế biến tại nhà”. Nếu bạn nằm trong nhóm người này, hãy đọc những lý do dưới đây để biết tại sao nên đưa loại thảo dược này vào bữa ăn thường xuyên hơn.

Atisô có tác dụng gì? Chuyên gia giải đáp có 4 tác dụng chính khi bạn dùng atisô:

– Nguồn cung cấp chất xơ hàng đầu.

– Sở hữu nhiều chất dinh dưỡng.

– Kiểm soát huyết áp.

– Hỗ trợ sức khỏe của gan.

Nguồn cung cấp chất xơ hàng đầu

Ăn canh, uống trà atiso: Chuyên gia điểm mặt 4 công dụng chính cùng cách chế biến đúng nhất - Ảnh 1.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một bông atisô đã nấu chín chứa gần 7 gam chất xơ, tương đương với khoảng ⅓ lượng chất xơ cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày.

Ngoài khả năng giữ dáng và duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, chất xơ trong atisô còn đóng một vai trò quan trọng giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu và insulin. Khi bạn dùng atisô đúng cách, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng cần chất này để hoạt động hiệu quả, từ đó góp phần tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện tâm trạng và chống viêm.

Sở hữu nhiều chất dinh dưỡng

Ăn canh, uống trà atiso: Chuyên gia điểm mặt 4 công dụng chính cùng cách chế biến đúng nhất - Ảnh 2.

Atisô sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là chất chống oxy hóa.

Một bông atisô đã qua nấu chín cung cấp hơn 20% lượng folate và vitamin K, 10% lượng vitamin C, magie, mangan, kali các chuyên gia khuyến nghị hấp thụ mỗi ngày.

Thiếu hụt folate có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các vấn đề về trí nhớ. Vitamin K có chức năng hỗ trợ đông máu và cần thiết cho sự hình thành xương. Vì vậy, thiếu chất này sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương. Trong khi đó, vitamin C lại hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp hạn chế lão hóa , tăng cường hệ miễn dịch và sản xuất collagen.

Magie đã được chứng minh giúp chống trầm cảm, thúc đẩy khả năng học tập, cải thiện trí nhớ và giấc ngủ ở phụ nữ. Đối với những người thường xuyên phải vận động, bổ sung magie là cách hiệu quả để tăng cường sức mạnh, năng lượng và cân bằng điện giải. Ngoài ra, cơ thể cũng cần kali nhằm duy trì chức năng tim, co cơ và điều hòa huyết áp. Nhìn chung, atisô là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Kiểm soát huyết áp

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Liệu pháp bổ sung trong Y học, những người mắc huyết áp cao khi dùng atisô đúng cách trong 12 tuần sẽ giảm huyết áp đáng kể. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cho biết, huyết áp cao làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ.

Hỗ trợ sức khỏe của gan

Ăn canh, uống trà atiso: Chuyên gia điểm mặt 4 công dụng chính cùng cách chế biến đúng nhất - Ảnh 3.

Không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng về gan, các nhà nghiên cứu còn phát hiện chiết xuất từ atisô cũng làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL xấu và chỉ số mỡ máu.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là nguyên nhân gây ra các vấn đề về gan mãn tính phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng và vận động thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra chiết xuất từ lá atisô cũng đem lại tác dụng tốt cho gan, giúp làm mát gan, tiêu độc..

Uống trà atisô có tốt cho gan không? Trong một nghiên cứu vào năm 2018 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về liệu pháp thảo dược, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm với sự tham gia 100 người mắc NAFLD. Sau khi uống 600mg chiết xuất lá atisô pha trà uống mỗi ngày trong vòng hai tháng, tình trạng về gan của họ đã được cải thiện đáng kể.

Cách chọn và nấu atiso

Ăn canh, uống trà atiso: Chuyên gia điểm mặt 4 công dụng chính cùng cách chế biến đúng nhất - Ảnh 4.

Khi mua atisô, bạn nên lựa chọn những loại cầm có cảm giác nặng tay, lá được bọc chặt và chắc, không bị nhũn. Dấu hiệu nhận biết atisô còn tươi là lá phát ra tiếng kêu khi bị chà xát.

Nấu atisô không khó nhưng cần mất nhiều thời gian hơn những loại rau khác. Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch, cắt bỏ phần cuống. Tiếp theo, cho bông atiso đã cắt vào bát, thêm vài giọt chanh để tránh bị thâm. Sau đó, nhẹ nhàng tách các lá, bắt đầu từ giữa cho tới ngoài cùng. Bạn nên cho một ít dầu vào các kẽ lá, thêm tỏi và gia vị để tăng hương vị. Bọc atisô bằng giấy bạc rồi cho vào lò nướng nướng ở 220 °C trong khoảng 1 giờ 20 phút.

Ngoài kỹ thuật nấu bằng lò nướng trên, bạn cũng có thể mua atisô đã chế biến sẵn. Trên thực tế, atisô đông lạnh và đóng hộp là lựa chọn của không ít người.

Chuyên gia Cynthia lưu ý, atisô nằm trong nhóm thực phẩm chứa FODMAP cao nên chúng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi ở những người mắc hội chứng ruột kích thích . Nếu có điều kiện, bạn hãy dùng atisô đúng cách bằng việc tiêu thụ loại thảo dược này vài lần một tháng hoặc nhiều hơn thì càng tốt. Ngoài những lợi ích về sức khỏe, atisô còn sở hữu màu sắc và hương vị đặc biệt sẽ giúp bữa ăn của bạn thêm phong phú.

(Nguồn: Health)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin