Lạm phát giá thực phẩm tháng 9 đã giảm xuống 7,67% từ mức 9,35% tháng 8/2014. Kết quả là, tỷ lệ lạm phát giảm từ 6,9% xuống còn 5,9%.
Lạm phát của Ấn Độ giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 9/2014. Tuy nhiên, lượng mưa giảm và thiếu dầu vẫn đe dọa nguy cơ tạo nên những cú sốc về giá, buộc NHTW Ấn Độ (RBI) có thể phải sớm cắt giảm lãi suất.
Theo số liệu công bố ngày 13/10, chỉ số giá tiêu dùng bán lẻ tại Ấn Độ đã giảm xuống 6,46% so với mức 7,73% trong tháng trước đó, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2012. Giá thực phẩm giảm góp phần kéo tỷ lệ lạm phát xuống mức thấp.
Trước đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết kiểm soát lạm phát và đưa nền kinh tế thoát khỏi thời kỳ suy thoái kéo dài nhất kể từ những năm 1980.
Ấn Độ từ lâu đã phải đối mặt với biến động giá cả, đặc biệt là giá thực phẩm. Lạm phát giá thực phẩm tháng 9 đã giảm xuống 7,67% từ mức 9,35% tháng 8/2014. Kết quả là, tỷ lệ lạm phát giảm từ 6,9% xuống còn 5,9%.
Ông Prasanna, một chuyên gia kinh tế thuộc ICICI, Ấn Độ cho biết “Tỷ lệ lạm phát cơ bản giảm dần, cho thấy Ngân hàng dự trữ Ấn Độ đang kiểm soát lạm phát tốt hơn”. Trong khi đó, chỉ số giá bán buôn giảm cũng cho thấy áp lực lạm phát đang suy yếu. Chỉ số giá bán buôn giảm từ 3,74% tháng 8/2014 xuống còn 3,3% vào tháng 9, mức thấp nhất trong gần 5 năm qua.
RBI được kỳ vọng sẽ duy trì tỷ lệ lãi suất từ quý II trong suốt năm nay. Tuy nhiên, lo ngại về việc thiếu hụt lượng mưa và những căng thẳng địa chính có thể khiến dầu tăng giá. “Điều này sẽ không thay đổi khả năng cắt giảm lãi suất trong tương lai gần” – Prasana cho biết.
Tháng trước, RBI đã công bố sẽ không cắt giảm lãi suất cho đến khi họ chắc chắn được rằng, lạm phát giá cả giảm xuống dưới mức kỳ vọng 6% vào tháng 1/2016. Áp lực lạm phát cũng đặt gánh nặng lên khả năng hồi phục kinh tế, làm giảm nhu cầu tiêu dùng hiện đang chiếm gần 60% GDP của nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này.
Trong khi đó, tổng sản lượng hàng hóa tiêu dùng, đại diện cho nhu cầu tiêu dùng, chỉ tăng nhẹ 2 lần trong suốt 20 tháng qua. Vào tháng 8/2014, mức giá đã giảm 6,9% khiến tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm thấp hơn kỳ vọng 0,4%. Những số liệu ảm đảm về sản xuất công nghiệp đe dọa mức độ ổn định bền vững của nền kinh tế Ấn Độ từ quý II năm 2014.
Tỷ lệ lạm phát giảm có thể đưa Ấn Độ thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái kéo dài và tăng trưởng có thể đạt ngưỡng 6% từ nay đến tháng 3/2015 – mức tăng mạnh so với tốc độ dưới 5% trong 2 năm qua. Tuy nhiên trước đó, JP Morgan đã hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ từ 5,3% xuống còn 5,1%.
Bên cạnh các số liệu thống kê, giá dầu thô thế giới giảm cũng góp phần kéo lạm phát tại Ấn Độ xuống mức thấp hơn. Giá dầu Brent giảm dưới 88USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 4 năm qua. Ấn Độ nhập khẩu khoảng 70% dầu thô, mức giảm 10USD/thùng giá toàn cầu sẽ giúp cho tỷ lệ lạm phát giảm 20 điểm cơ bản.
Tuy nhiên, giá dầu thế giới vẫn có nguy cơ tăng cao trở lại do căng thẳng Trung Đông hoặc Ukraine. Cùng với đó, tiêu dùng nội địa giảm do áp lực giá, lượng mưa lớn và lũ lụt ở nhiều vùng Ấn Độ có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao hơn trong năm nay.
Nhiều khả năng giá hàng hóa nhập khẩu của Ấn Độ sẽ cao hơn nếu như tỷ giá đô la Mỹ tăng cao sau khi đồng Rúp suy yếu. Rupa Rege Nitsure, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Baroda, nhận định: “RBI sẽ chờ đợi và đưa ra giải pháp vào tháng 11 tới sau khi phân tích kỹ những tác động. Về ý kiến cá nhân của tôi, tôi vẫn cho rằng Ấn Độ nên ổn định tỷ giá”.
>>> Ấn Độ: Bất ổn chỉ vì … củ hành tây
Nguyệt Quế