Ăn muối sao cho đúng khoa học, tránh gây bệnh: 7 điều bạn cần biết trước khi mở lọ gia vị

Muối là loại gia vị quan trọng nhất trong căn bếp của mỗi gia đình, có mặt trong hầu hết các món ăn và có vai trò lớn đối với sức khỏe của bạn. Ăn đúng là tốt, ăn sai sẽ sinh bệnh.

TIN MỚI

Muối là gia vị quan trọng số 1 trong căn bếp

Muối là thứ gia vị đầu tiên trong tất cả các vị trong bếp của mỗi gia đình, đây cũng là chất thuộc nhóm nhu cầu thiết yếu của ngành ẩm thực và cuộc sống.

Vị mặn do muối cung cấp sẽ khiến mọi người thưởng thức hương vị của những món ăn ngon hơn. Thành phần chính của muối là natri clorua, có các yếu tố cần thiết cho cơ thể để duy trì sự cân bằng chất lỏng cơ thể và chức năng sinh lý.

Mặc dù muối là chất quan trọng và tốt cho sức khỏe nhưng nó lại là thứ không được phép ăn bừa bãi, không được ăn nhiều hay lạm dụng, nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Ăn muối sao cho đúng khoa học, tránh gây bệnh: 7 điều bạn cần biết trước khi mở lọ gia vị - Ảnh 1.

Một trong những điều quan trọng nhất khi sử dụng muối là phải biết liều lượng khoa học, muốn ăn muối đúng mà không bị bệnh, bạn cần chú ý các vấn đề sau.

7 điều bạn cần phải biết trước khi mở nắp lọ muối

1. Chú ý muối cũng có thương hiệu, chất lượng

Chọn muối tiêu chuẩn, bạn cần mua muối có thương hiệu rõ ràng trong cửa hàng hoặc tại các cửa hàng là cơ sở đại lý có giấy phép để bán lẻ muối, để đảm bảo rằng đã chọn muối an toàn và chất lượng muối đảm bảo.

2. Sử dụng lượng muối thích hợp

Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị, lượng muối phù hợp hàng ngày của Trung Quốc là 6 gram, nghĩa là chỉ tương đương với khoảng 1 nắp chai bia. Bạn hãy hình dung số lượng muối này để ăn cho phù hợp.

Ăn muối sao cho đúng khoa học, tránh gây bệnh: 7 điều bạn cần biết trước khi mở lọ gia vị - Ảnh 2.

3. Chọn loại muối

Hãy cẩn thận chọn loại muối mà bạn ưu tiên ăn khi cần thiết, ví dụ như muối natri thấp, muối kali iốt, muối rong biển, muối tảo xoắn, muối ăn loại hạt to hoặc hạt mịn, muối gia vị.

Điều này có sự khác biệt nếu bạn là một người muốn chăm sóc sức khỏe tỉ mỉ hơn hoặc là người có bệnh cần ăn kiêng. Ví dụ, muối natri thấp chứa hàm lượng kali cao, người bị suy thận và bệnh tim không được khuyến cáo sử dụng.

4. Không lưu trữ muối quá lâu

Thông thường, muối cũng có hạn sử dụng, vì vậy, bạn nên mua với số lượng nhỏ, bảo quản cùng kiểu như với thức ăn, cho vào hộp kín, bảo quản nơi khô ráo, không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, thoáng mát.

5. Nắm bắt thời gian giải phóng muối (muối tan)

Hãy chú ý đến quy trình nấu ăn thông thường, thêm muối trước khi tắt lửa, đừng chỉ nấu theo kiểu cho món ăn vào nồi, rồi đổ muối vào đó là xong.

Khi chế biến thức ăn, nhiệt độ trong chảo dầu cao, điều này sẽ khiến nguyên tố iốt trong muối bị bay hơi, và muối cũng sẽ xâm nhập vào món ăn, làm giảm cảm giác về độ mặn và cách ăn này sẽ có hại cho cơ thể. Tức là khi cho nhiều muối vào thức ăn và chúng ngấm sâu vào trong nhưng bạn vẫn không cảm thấy mặn, không biết là đã ăn quá nhiều muối.

6. Ăn nhiều muối không tốt, nhưng ăn ít muối cũng không tốt

Có những người cần giảm lượng muối trong bữa ăn thường ngày vì lý do sức khỏe, nhưng không nên ăn tất cả các món ăn mà không có muối, bởi quá ít muối cũng có hại cho sức khỏe.

7. Cảnh giác với muối “bẩn”

Bạn hãy nhớ rằng không mua những loại muối không rõ nguồn gốc hoặc các loại muối bán dạo không có thương hiệu. Ngoài ra, cần phân biệt các loại muối dùng cho công nghiệp và muối dùng để ăn uống, muối chế biến thành phẩm và muối thô, lượng nước trong muối và các phụ gia kèm theo.

Có nhiều loại muối lỏng hoặc nước muối thì không thể ăn được và không chế biến cùng món ăn như thực phẩm.

Ăn muối sao cho đúng khoa học, tránh gây bệnh: 7 điều bạn cần biết trước khi mở lọ gia vị - Ảnh 3.

Hãy nhớ rằng, chỉ có bạn mới có thể giúp bản thân sử dụng muối sao cho khoa học để phát huy tác dụng tối đa của muối và giảm tác hại cho cơ thể.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin