Muốn hạ huyết áp, bạn cần có một sự kiên trì trong thời gian dài và phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống lẫn thói quen sống.
Tăng huyết áp là một căn bệnh mãn tính, chỉ có thể thuyên giảm bằng 2 biện pháp chính: thay đổi lối sống và dùng thuốc hạ huyết áp. Để huyết áp có thể ổn định trong thời gian dài, bạn cần thay đổi một số thói quen có hại khiến huyết áp tăng.
5 thói quen giúp ổn định huyết áp
1. Chế độ ăn nhạt, ít muối
Khi tiêu thụ nhiều muối, natri sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu thành mạch máu, khiến các tế bào bị mất nước, dẫn tới tăng huyết áp.
Ngoài việc kiểm soát việc nêm nếm muối trong quá trình nấu nướng, bạn cần tăng cường ăn thêm các loại rau xanh lá. Chế độ ăn uống như thế này sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu, ức chế sự tăng huyết áp do tiêu thụ nhiều natri.
Lượng muối ăn hàng ngày nên được kiểm soát dưới 6g, điều này có thể giúp giảm mức huyết áp xuống 2 – 8mmHg.
Trên thực tế có vô số loại thực phẩm chứa nhiều muối nhưng ít ai để ý tới như khoai tây chiên, mì gói, dưa chua, thịt xông khói. Những loại thực phẩm này không nên được tiêu thụ thường xuyên, ngoài muối nó còn chứa những chất phụ gia khác không tốt cho sức khỏe.
2. Kiên trì tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục không chỉ làm giãn nở mạch máu trên khắp cơ thể mà còn giúp tăng khả năng chứa máu trong các mạch máu. Khi tập thể dục, lượng mồ hôi tiết ra cũng là phương pháp giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Nếu tập thể dục 40 phút mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp được 5%. Ví dụ, huyết áp tâm trương có thể giảm từ 140 xuống 132mmHg. Bạn có thể chia nhỏ các bài tập thể dục thành nhiều thời điểm trong ngày để tránh tình trạng kiệt sức, điều này vẫn có tác dụng làm giảm huyết áp.
Tập thể dục giúp hạ huyết áp.
Một nghiên cứu của Đại học Indiana, Hoa Kỳ cho thấy, việc tập thể dục chia nhỏ có thể giúp hạ huyết áp. Những người đi bộ 4 lần một ngày, mỗi lần 10 phút, huyết áp thường duy trì trạng thái ổn định suốt 11 tiếng. Trong khi đó, những người đi bộ 40 phút mỗi lần một ngày có thể duy trì huyết áp trong 9 tiếng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục nhiều lần trong ngày có thể giúp các thành động mạch máu đàn hồi và khỏe mạnh hơn.
3. Ăn ít đồ chiên rán, tăng cường rau củ quả
Độ đàn hồi của mạch máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình máu lưu thông. Việc cân bằng chế độ ăn uống, ít dầu mỡ giúp ngăn ngừa các bệnh về mạch máu. Tiêu thụ nhiều rau quả tươi giúp bổ sung kali, nhiều nguyên tố vi lượng, có lợi cho quá trình bài tiết natri và ổn định huyết áp.
Bệnh nhân bị huyết áp cao nên ăn ít đồ chiên rán, tăng cường rau củ quả.
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, lượng dầu ăn mỗi ngày dưới 25g, rau quả tươi không dưới 500g, điều này có thể giúp giảm huyết áp 8 – 14mmHg.
Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát hiện ra rằng, việc lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể làm giảm huyết áp đáng kể trong khoảng 3 – 7mmHg.
4. Kiểm soát cân nặng
Những người thừa cân béo phì thường có chất béo tích tụ nhiều dưới da và trong các cơ quan. Điều này khiến cho mạch máu bị chèn ép, ảnh hưởng tới chức năng cho bóp, gây tăng huyết áp. Đồng thời, béo phì còn gây ra những bất thường trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, dẫn tới tăng đường huyết, tăng lipid máu, gây tổn thương mạch máu.
Rượu và đồ ăn ngon có thể khiến người ta cải thiện tâm trạng nhưng không có lợi cho việc kiểm soát huyết áp.
Những cuộc khảo sát cho thấy người béo phì thường thích uống rượu và ăn vặt nhiều vào ban đêm. Rượu và đồ ăn ngon có thể khiến họ cải thiện tâm trạng nhưng không có lợi cho việc kiểm soát huyết áp.
5. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia
Thuốc lá, bia rượu có nhiều tác hại đối với cơ thể. Đối với bệnh nhân cao huyết áp, nếu muốn thuyên giảm bệnh, cần phải từ bỏ 2 thói quen này, nếu không mạch máu sẽ ngày càng tổn thương nặng hơn, dẫn tới sự xuất hiện của chứng xơ vữa động mạch .
Uống rượu quá mức làm tăng huyết áp, gây hại cho gan, não và tim. Tuy nhiên, uống với lượng vừa phải và không thường xuyên có thể làm giảm huyết áp khoảng 2 – 4mmHg.
Nguồn: Sohu, Commonhealth