Bài học kinh doanh: Từ quá hoàn hảo đến… vô dụng

Hoàn hảo chưa hẳn đã tốt, trong kinh doanh cũng vậy, có sai lầm và có sửa chữa sẽ tạo nên những giá trị tốt hơn.

Cầu Choluteca, hay còn gọi là Puente Sol Naciente (cầu mặt trời mọc) ở Honduras có thể được xem là chiếc cầu đặc biệt nhất thế giới bởi nó… vô dụng.

Từng là cây cầu hoàn hảo, trở thành cây cầu vô dụng trong nháy mắt

Cầu Choluteca được xây dựng năm 1996 để bắc qua sông Choluteca ở Honduras. Đây là một vùng đất khắc nghiệt với những cơn bão lớn, do vậy thách thức của cây cầu là phải vô cùng vững chãi.

Các nhà thầu Nhật Bản đã thực hiện dự án này. Cầu Choluteca có chiều dài 484m, được thiết kế vô cùng chắc chắn, hoàn thành vào năm 1998. Cầu được thiết kế chắc chắn, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất, nhằm đứng vững và chống chịu được với bão và sự khắc nghiệt của thời tiết.

Cầu Choluteca trở thành một thành tựu về kỹ thuật xây dựng thời đó, là niềm tự hào của cả Honduras, cũng như niềm vui của người dân quanh đó khi có thể dễ dàng đi qua con sông nhờ vào cây cầu hiện đại này mà không phải lo lắng.

>> Người mẹ Hà Nội bỏ việc lương cao, về thung lũng hoang sơ xây nhà giữa vườn hồng

Thế nhưng, chỉ vài tháng sau khi khánh thành, một cơn bão lớn ập đến, cơn bão lịch sử Mitch. Cơn bão đến kéo theo mưa lớn trong 4 ngày đêm, nước ngập khắp vùng, rất nhiều nhà cửa, của cải bị cuốn trôi.

Quá hoàn hảo, quá chắc chắn, nên cây cầu Choluteca vẫn đứng yên vô sự.

Thế nhưng, cầu thì đứng yên, còn dòng chảy con sông thì cũng bị cơn bão lớn làm lệch dòng, chảy theo hướng mới kế bên cạnh cây cầu lịch sử Choluteca.

Cây cầu vẫn còn đó, hoàn hảo, thế nhưng không có đường đến, và cũng không có đường đi, không bắc qua được con sông cần bắc, cây cầu không đi đến đâu cả. Nằm kế bên con sông cần bắc qua, cầu Choluteca trở thành cây cầu vô dụng nhất.

>> Giải mã thành công của Pickleball: Khi vớ vẩn… vớ bẫm

Học cách thừa nhận

Năm 2003, khi đã trở thành biểu tượng của sự vô dụng được khoảng 5 năm, khi những câu chuyện quanh chiếc cầu dần trôi vào quên lãng, thì nó lại được một lần nữa hồi sinh: Cây cầu được nối với tuyến đường cao tốc mới của khu vực. Từ hoàn hảo đến vô dụng, sau khi ‘sửa sai’ cây cầu đã có một giá trị hoàn toàn mới.

Trên thực tế, quá hoàn hảo chưa chắc đã là tốt. Trong kinh doanh, phạm sai lầm và biết sửa chữa, vấp ngã ở đâu đứng lên ở đó mới tạo nên giá trị tốt hơn.

Việc vấp phải những khó khăn, khủng hoảng do đường lối sai lầm của những nhà lãnh đạo công ty là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nhưng, dù sai lầm là lớn hay nhỏ, để lại hậu quả nghiêm trọng hay bình thường nhưng không phải nhà lãnh đạo nào cũng dám dũng cảm đứng ra nhận sai lầm về mình.

Hoàn hảo chưa chắc đã tốt, nhưng biết cách thừa nhận, xây lại sự hoàn hảo từ những sai lầm mới là những tố chất của người quản lý.

1. Chân thành thừa nhận sai lầm

Thực tế hầu như mọi khách hàng đều có tính đề phòng với những gì quá hoàn hảo, đó là tâm lý chung. Nguyên nhân cũng bởi, kém hoàn hảo sẽ có độ an toàn cao và ít bị nghi ngờ hơn.

Do vậy, nhiều sản phẩm của doanh nghiệp ra mắt, chiến lược kinh doanh, quảng cáo có thể sai lầm. Tuy vậy, người quản lý biết chân thành thừa nhận sai lầm, sẽ dễ dàng nhận được sự đồng tình từ khách hàng hơn là việc chối cãi, một mực phủ nhận.

2. Nhận diện sai lầm

Thừa nhận sai lầm, đồng thời với đó, người quản lý cũng cần tìm tận gốc nguyên nhân, để khắc phục sửa chữa sai sót.

Những thành quả vượt bậc của nhiều doanh nghiệp thường được xây dựng nên từ những sai lầm và những cải tiến về sản phẩm mà họ thực hiện sau đó.

>> Chủ Cơm thố Anh Nguyễn: 1 suất ăn giá vốn 19.200 đồng, nhân ngược lại 32% là ra giá bán 60.000 đồng trên app

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin