Bài test đứng 1 chân trong 20 giây: Nếu thất bại, bạn có nguy cơ bị những bệnh gì?

Theo TS Tăng Hà Nam Anh – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết để biết được bạn có thể bị bệnh gì nếu không đứng được trên 1 chân 20s bạn cần phải biết có bao nhiêu cơ quan tham gia trong động tác đứng trên 1 chân để biết nếu thất bại, bạn sẽ mắc bệnh gì.

TIN MỚI

Thất bại trong bài test đứng 1 chân là bệnh gì?

Theo bác sĩ Nam Anh đầu tiên vỏ não của mỗi người sẽ có vùng điều khiển vận động của các cơ vùng chân và tay, tín hiệu này sẽ được truyền đến các cơ để điều khiển các cơ co.

Vùng tiểu não và thân não sẽ giúp điều hòa hoạt động của các nhóm cơ đối nghịch nhau nhằm duy trì sự cân bằng của cơ thể. Hệ thống tiền đình ốc tai nằm trong phần xương đá sẽ giúp định vị vị trí của đầu trong không gian khi ở tư thể đứng.

Mỗi vị trí của đầu sẽ được truyền tín hiệu về trung tâm cân bằng ở phần thân não để từ đó vỏ não và tiểu não sẽ điều chỉnh hoạt động các cơ không quá đà để giữ vững tư thế của thân mình.

Hệ thống sensor về vị trí trên cổ và các dây chằng cũng truyền tín hiệu liên tục về não bộ để báo cáo tình hình vị trí của cổ, các khớp trong không gian nhằm giúp não bộ điều chỉnh tư thế khi thân hình của chúng ta có nguy cơ té ngã.

Và cơ quan không kém quan trọng để giúp thực hiện tư thế đứng 1 chân đó là sự vẹn toàn của hệ thống cơ, xương, khớp dây chằng của cơ thể và chân.

Bài test đứng 1 chân trong 20 giây: Nếu thất bại, bạn có nguy cơ bị những bệnh gì? - Ảnh 1.

TS Tăng Hà Nam Anh

Khi đứng một chân, đầu tiên là xuất hiện ý muốn đứng 1 chân ở vỏ não. Trọng tâm của cơ thể bây giờ đang nằm giữa hai chân. Muốn đứng trên 1 chân nhất định phải chuyển trọng tâm về 1 bàn chân. Lúc này tín hiệu từ vỏ não sẽ điều khiển khiến đầu sẽ hơi nghiêng về chân trụ, nhóm cơ mông nhỡ sẽ co mạnh để kéo khung chậu lệch sang 1 bên chân trụ.

Trọng tâm của cơ thể từ từ chuyển sang bàn chân trụ. Tiểu não và vùng thân não nhận tín hiệu hoạt động từ các cơ liên tục và điều chỉnh để các cơ không co quá mức cần thiết mà có thể gây ngã. Khi trọng tâm đã nằm ở bàn chân, để duy trì lâu dài, nhóm cơ tứ đầu đùi, nhóm cơ vùng háng và gối phải giữ cho khớp thẳng để tiêu tốn ít năng lượng nhất.

Khi bị phạt phải đứng trên 1 chân mà gối phải gấp như chúng ta hay thấy trong mấy phim kiếm hiệp, người bị phạt sẽ mau ngã hơn vì cơ tiêu tốn quá nhiều năng lượng và không trụ được.

Để giữ được tư thế đứng trụ trên 1 chân, mắt sẽ hỗ trợ bằng các tín hiệu nhận biết trong không gian và truyền về trung tâm điều khiển cân bằng, các thụ cảm thể sức căng, thụ cảm thể vị trí ở bàn chân, khớp gối cũng liên tục truyền tín hiều về hệ thần kinh trung ương nhằm giúp điều chỉnh tư thế cơ thể khi cơ thể có những dao động.

Chính vì thế, BS Nam Anh cho rằng cơ sở cho lí luận đứng không được trên 1 chân trong 20s là dấu hiệu của đột qụy đó là người ta thấy những người trong nhóm nghiên cứu không thể đứng được 20s có những tổn thương ở não do tổn thương mạch máu não nhỏ.

Nhưng người già hay quá già thì ít hay nhiều não cũng có những thương tổn kiểu thoái hóa như vậy, chưa kể hệ cơ xương khớp cũng yếu đi.

Khi đứng mở mắt dễ hơn nhắm mắt bởi vì mắt sẽ thu nhận tín hiệu về vị trí của cơ thể trong không gian để truyền tín hiệu về trung tâm cân bằng vùng thân não và giúp não điều chỉnh tư thế.

Người ta thấy những người bị hư hệ thống tiền đình mà mắt còn tốt thì họ vẫn giữ được thăng bằng. Do đó sự toàn vẹn của hệ thống thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc đứng 1 chân.

Làm gì nếu không đứng được 20 giây

BS Nam Anh cho biết có nhiều người hỏi nếu không đứng được 20 giây cần khám chuyên khoa nào trước. Câu trả lời rất đơn giản.

Nếu những người tin rằng những gì hiếm xảy ra thì sẽ ít hơn những gì thường xảy ra thì bạn nên đi khám bác sĩ chỉnh hình trước. Bởi lẽ chúng ta chỉ có 1 cái não và vì nó quan trọng nên rất nhiều cơ chế để bảo vệ nó.

Bài test đứng 1 chân trong 20 giây: Nếu thất bại, bạn có nguy cơ bị những bệnh gì? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Trong khi đó nếu bạn không đứng được trên 1 chân 20 giây thì bạn có thể bị hư khớp háng, bị hư khớp gối, hư cổ chân và thoái hóa khớp bàn chân gây ra cơn đau khiến bạn không đứng được. Bạn cũng có thể bị yếu cơ mông nhỡ, cơ vùng háng, cơ tứ đầu đùi, nhóm cơ cẳng chân.

Nếu bạn có vấn đề về hệ tiền đình ốc tai hoặc thị giác thì không lạ nếu bạn không đứng được. Điều hay nhất để phòng ngừa đột quị não hay đột tử do tim là bạn nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Những người hay lo lắng, sợ cái chết thì bạn nên đến bác sĩ tim mạch hay thần kinh hay chuyên khoa đột quị để khám trước. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn cách phòng ngừa, uống thuốc nếu cần thiết và sau đó bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đi khám thêm bác sĩ chỉnh hình để xem tại sao không đứng được trên 1 chân.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin