Hiện thực hóa những điều “bất khả thi” tưởng chừng vô lý, khó thực hiện nhưng lại có thể đạt được dễ dàng khi biết cách rèn luyện tiềm thức.
Tất cả chúng ta đều muốn trở thành những người thông thái, làm việc tích cực, hiệu quả. Do đó, một tinh thần minh mẫn, một trí lực khỏe mạnh là điều quan trọng hơn cả. Vậy có cách nào để rèn luyện trí lực, tiềm thức không? Cùng tìm hiểu các phương pháp để khơi nguồn trí lực trong bạn nhé!
Vào năm 1893, nhà tâm lý học nổi tiếng và cũng là cha đẻ của lĩnh vực Phân tâm học – Sigmund Freud đã công bố rằng tiềm thức là đối tác thầm lặng cân nhắc mọi hành động, suy nghĩ hay niềm tin của con người. Theo Freud, tiềm thức là kho lưu trữ các kỉ niệm bị kìm nén hay những ý tưởng, khao khát không được xã hội công nhận… và không hề được biết đến hoặc bị kiểm soát.
Kể từ đó, những đồng nghiệp của Freud tiếp tục xác định và kết hợp tiềm thức vào các lý thuyết nghiên cứu và chính thức thay đổi tri thức khoa học về nó. Tất cả đều đồng ý rằng tâm trí có ý thức vốn là các suy nghĩ tư duy. Những gì chúng ta biết chỉ là một phần nhỏ đang diễn ra mà thôi.
Điều này khiến nhiều người tin rằng bộ não có các khả năng phi thường chưa được khai thác hết. Ngoài ra, tâm trí được miêu tả như một tảng băng trôi – những gì nổi trên mặt nước có vẻ rất lớn nhưng chỉ là một phần. Khoa học thần kinh đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề này từ góc nhìn sinh học. Tuy nhiên, tiềm thức không thể tiếp cận hay lý giải, nó được biết đến phần lớn thông qua hành vi của con người. Nếu dựa vào đó, ta có thể huấn luyện tiềm thức theo định hướng mong muốn.
Trí lực đóng vai trò to lớn trong mọi mặt của hoạt động con người và xã hội. Đây là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Vì vậy, xã hội đặt ra yêu cầu rất cao đối với việc sử dụng trí lực.
Kích thích và thành công
Nếu theo định nghĩa, những nỗ lực có ý thức không thể tiếp cận đến tiềm thức thì sự kích thích thăng hoa lại có thể. Nếu những tác động được ý thức xem là khoảnh khắc vô nghĩa, không cần được xử lý hoàn toàn sẽ kích hoạt được khu vực cụ thể của não. Khi sự kích thích đạt đến giới hạn sẽ có tiềm năng tuyệt vời để “mồi hành động”, tức là chúng ta có thể khiến bản thân làm những điều mà không hề nhận thức được.
Tuy điều này nghe có vẻ nguy hiểm nhưng nếu áp dụng đúng thì sẽ mang lại những tác dụng tích cực. Vì thế, tiềm thức có thể trở thành công cụ mạnh mẽ để giúp ta đạt được mục tiêu. Khi những việc đòi hỏi nỗ lực vượt lên trên khả năng thì ta có thể thực hiện thông qua trí lực và sự kích thích phù hợp.
Trí lực đóng vai trò to lớn trong mọi mặt của hoạt động con người và xã hội. Đây là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Vì vậy, xã hội đặt ra yêu cầu rất cao đối với việc sử dụng trí lực.
Những phương pháp để khơi nguồn sức mạnh tư duy
Tiềm thức là một thực thể, được biết đến ở cả góc độ khoa học hay cá nhân và có thể giúp cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Trong khi kích thích bên ngoài là một cách để kích dẫn phản ứng của tiềm thức thì những cách sau lại không tính “xâm lấn” quá nhiều.
1. Ngồi thiền
Bên cạnh việc giúp cơ thể, tâm trí khỏe mạnh hơn, thiền là một trong những cách đầu tiên nên thử khi muốn khai thác tiềm thức. Phương pháp được nhiều người áp dụng là đội một chiếc máy MRI trong khi ngồi thiền. Các thiền sư đã dành nhiều thập kỉ để thực hiện động tác thiền và cho thấy khả năng kích hoạt não bộ cực kỳ hiệu quả. Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự dẻo dai của hệ thần kinh hay khả năng thay đổi cấu trúc của não bộ. Điều này có nghĩa là một sự tái tổ chức ảo của các kết nối thần kinh trong não bộ.
Hơn thế nữa, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thiền giúp bạn hạnh phúc, tăng sự thấu cảm và đạt được trạng thái hòa hợp. Những thay đổi đặc biệt trong não đòi hỏi sự chuyển biến tương tự mang tính ý thức và vô thức của các vùng tư duy. Ví dụ, các nhà sư có khả năng sử dụng mạng lưới ngoại lai (hoặc hướng ra bên ngoài) của bộ não với mạng lưới nội tại (liên quan đến cảm xúc và sự tự phản ảnh) của họ.
Thiền là cửa ngõ cần thiết để bạn đến với sức mạnh tư duy. Từ đó, bạn có thể sở hữu cuộc sống hạnh phúc, yên bình và từng bước đạt những điều bất khả thi. Điều này chỉ mới được các nhà khoa học khám phá trong thời gian gần đây trong khi những nhà Phật giáo đã biết về nó trong suốt hàng ngàn năm qua.
Thiền là cửa ngõ cần thiết để bạn đến với sức mạnh tư duy. Từ đó, bạn có thể sở hữu cuộc sống hạnh phúc, yên bình và từng bước đạt những điều bất khả thi.
2. Sử dụng các công cụ
Mặc dù tiềm thức không giao tiếp trực tiếp với chúng ta, nhưng nó có thể tạo ra phản ứng với các kích thích nhất định. Tự kỉ ám thị và tự khẳng định là những cách tuyệt vời để làm được điều này! Trong khi cách đầu tiên đòi hỏi sự lặp lại và điều hòa thì cách thứ hai lại hoạt động thông qua tư duy tích cực. Cách này đơn giản hơn nhiều nên có thể áp dụng cho tất cả mọi người ở bất kì lúc nào.
Thực tế cho thấy không ai có thể lúc nào cũng nhìn được vào mặt tích cực của mọi thứ. Freud có lẽ sẽ gọi đây là rối loạn thần kinh. Nếu bạn buồn thì hãy cố kiềm chế để không bị rơi vào hố sâu của trầm cảm. Bạn đừng sống mãi trong những khoảnh khắc buồn bã của quá khứ mà hãy bước đi từng bước chậm rãi. Theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy lòng tự trọng và hạnh phúc là một trong những lợi thế tốt nhất để khai thác sức mạnh tâm trí. Đây cũng là một bước tiến khác để đạt được điều tưởng như không thể.
3. Giáo dục tiềm thức
Con người dần trưởng thành qua các bài học của cuộc sống. Dù chúng ta có thể không nhận ra nhưng tiềm thức vẫn thấm nhuần được những giá trị từ gia đình, xã hội. Nó lưu trữ đam mê, nỗi buồn, sự đau khổ, niềm vui, ghen tuông hay thậm chí là sự căm ghét của bạn. Tâm trí cũng thể hiện cách chúng ta liên hệ với mọi người hay suy nghĩ về các thứ. Nếu cảm giác bị “đóng chai” và “kìm nén” thì có thể được tiềm thức dịch thành nỗi sợ vô lý, trầm cảm hay hành động hung hăng khi gặp yếu tố kích thích nhất định.
Bên cạnh việc ngăn chặn bạn phát triển tiềm năng, những cảm xúc bùng nổ này có thể phá hỏng các mối quan hệ và trạng thái tư duy tích cực. Nếu muốn loại bỏ thì bạn phải giải thích được chúng. Ví dụ, nỗi sợ bóng tối có thể theo bạn đến khi trưởng thành nếu nó gắn liền với trải nghiệm đau buồn thời thơ ấu. Tương tự như vậy, một số lời nói được liên kết vô thức với tình yêu đã mất sẽ xô bạn xuống vòng xoáy của nỗi buồn.
Nếu bạn không thể tự giải quyết được sức nặng đè lên tiềm thức thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người chuyên nghiệp. Một khi đã được lý giải thì những trải nghiệm trong tiềm thức của bạn sẽ mất đi sức mạnh. Ngay tại đó, bạn hãy cố định mục tiêu, cảm xúc và niềm tin hữu ích để vượt qua cảm xúc tiêu cực. Nguồn cảm hứng cần thiết để thay đổi quan điểm cuộc sống có thể được tìm thấy ở hầu khắp mọi nơi và luôn có người sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Giờ đây, những sáng tạo và thách thức của cuộc sống đều được xử lý bằng trí lực vô tận của con người. Thông qua thiền định, suy nghĩ tích cực, tự giác và hiểu sâu hơn về bản thân, chúng ta có thể khai thác tiềm thức của mình. Sau khi được giải thích và thuần hóa, những con quỷ ám ảnh chúng ta có thể được biến thành công cụ mạnh mẽ giúp định hình hành vi của chúng ta tốt hơn.