Bộ GD&ĐT đã ban hành 4 Thông tư quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông (THPT), trung học cơ sở (THCS), tiểu học và mầm non công lập.
Tăng lương cho giáo viên các cấp
Dưới đây là chi tiết cách xếp lương của giáo viên THPT, THCS, tiểu học, mầm non công lập từ ngày 20/3/2021 – thời điểm 04 Thông tư này có hiệu lực.
Theo đó, giáo viên THCS áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (hiện nay đang hưởng lương theo hệ số lương từ 2,1 – 6,38);
Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (hiện nay hệ số lương của đối tượng này đang dao động từ 1,86 – 4,98).
Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 – 6,38 (hiện nay đang áp dụng hệ số lương dao động từ 1,86 – 4,98).
Trong đó, mức lương của giáo viên các cấp hiện nay vẫn được tính theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Hệ số: Được quy định chi tiết tại các Thông tư nêu trên và Nghị định 204 năm 2004 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Mức lương cơ sở năm 2021: Theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.
Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên
Với việc ban hành 04 Thông tư mới số 01, 02, 03, 04 thay thế các Thông tư liên tịch hiện hành số 20, 21, 22, 23, Bộ GD&ĐT đã chính thức bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho thầy cô trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thay vào đó là đề cập đến yêu cầu này trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Do đó, từ ngày 20/3 thì yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định bắt buộc phải đảm bảo bậc 01, bậc 02, bậc 03 theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam;
Yêu cầu về trình độ tin học không còn bắt buộc phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.