Hiện nay, nhắc đến ung thư, có thể khiến mọi người hoang mang và không tránh khỏi cảm giác hoang mang, e sợ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đơn giản là chưa hiểu kĩ về nó.
Bất cứ ai cũng có tế bào ung thư trong người
Thực tế, trong cơ thể mỗi người đều có tế bào ung thư, dù người đó còn sống hay đã chết.
Theo một bài báo “Khoa học gia đình”, nhiều chuyên gia y tế đã khảo sát về bệnh lý và thi thể của một số bệnh nhân, trong đó họ vẫn tìm được các tế bào ung thư dù cho nguyên nhân tử vong là gì đi nữa. Tuy nhiên, qua phát hiện, họ thấy rằng lượng tế bào còn quá ít, và chưa hình thành được khối u, và bệnh nhân cũng không có triệu chứng bất thường. Các nhà y học gọi chúng là những khối u cỡ nhỏ.
Ma Fei, Phó Giám đốc Khoa Nội của Bệnh viện Ung thư thuộc Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc, giải thích rằng có hàng trăm triệu tế bào trong cơ thể chúng ta, và chúng đều tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do số lượng lớn các tế bào được sản sinh và thay thế, nó vẫn sẽ xuất hiện một số tế bào bị biến đổi gọi là tế bào ung thư.
Hơn nữa, lối sống sinh hoạt, ăn uống và môi trường cũng là những tác nhân phát triển các tế bào ung thư.
Bất cứ ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể. Nguồn: Internet
Vậy tại sao không phải ai cũng mắc bệnh ung thư?
Tuy cơ thể chúng ta ai cũng có thể xuất hiện các tế bào bị biến đổi gen, nhưng tại sao không phải ai cũng mắc ung thư? Lý giải đơn giản là trong cơ thể chúng ta đã có sẵn hệ thống miễn dịch. Và với một lượng tương đối ít các tế bào bị hư hỏng trong cơ thể, hệ miễn dịch sẽ có khả năng chữa lành và loại bỏ các tế bào đó để tránh phát triển thành các khối u nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trường hợp hệ thống miễn dịch không kịp thời phát hiện các tế bào ung thư, dẫn đến việc tế bào đó phát triển không ngừng một cách nhanh chóng, sẽ khiến tế bào ung thư có cơ hội phát triển thành các khối u, gây ra ung thư.
Thông thường, ngoại trừ tim, các cơ quan khoác trong cơ thể đều có thể mắc ung thư. Ở tim có quá ít sự phân chia tế bào xảy ra ở tim nên có rất ít cơ hội cho những đột biến xảy ra và truyền lại cho các tế bào con. Hơn nữa, tim không tiếp xúc với nhiều các chất gây ung thư, trừ máu. Cùng với thực tế là các tế bào tim thường không tái tạo, là lý do tại sao bạn không thường thấy ung thư ở cơ tim.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng mặc dù các khối u tim rất hiếm nhưng chúng vẫn tồn tại. Không chỉ có các cơ trong tim mà còn có một số lượng lớn các mạch máu có thể trở thành nạn nhân của ung thư. Trong số đó, u mạch là một loại u ác tính phổ biến ở tim; u cơ vân cũng có thể xuất hiện ở tim, nhưng hầu hết bệnh nhân là trẻ sơ sinh.
Nguyên tắc “vàng” ngăn ngừa ung thư
Hãy luôn nhớ rằng lối sống sinh hoạt của bản thân có vai trò rất quan trọng trong việc đề phòng ung thư. Vì vậy, chúng ta phải lưu ý các điều sau đây:
1. Ăn uống khoa học
Thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Thường xuyên ăn đồ nóng dễ dẫn đến các bệnh ung thư như ung thư thực quản. Nhiệt độ thức ăn quá cao sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản, làm hoại tử niêm mạc, lâu ngày dẫn đến ung thư. Do đó, khi ăn đừng vội vàng. Hãy đợi thức ăn nguội một chút trước khi ăn.
Mặt khác, ít ăn rau cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ăn quá nhiều thịt có thể dẫn đến béo phì, liên quan đến ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Trong khi rau và trái cây có chứa chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột. Nếu chỉ ăn thịt mà không ăn rau sẽ khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Thiếu vitamin A rất dễ bị ung thư phổi và ung thư dạ dày, thiếu axit folic và vitamin B2 là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản cao.
Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin cho cơ thể nhằm tăng hệ miễn dịch. Nguồn: Internet
2. Hạn chế rượu bia
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 58% ca bệnh ung thư gan là do uống rượu. Sau khi rượu vào cơ thể người sẽ được gan chuyển hóa hoàn toàn. Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể sẽ sinh ra các chất oxy hóa, supeoxit, các gốc tự do và các chất khác, rất khó đào thải các chất độc của rượu và gây hại lớn cho cơ thể con người.
Uống rượu lâu ngày sẽ gây thoái hóa mỡ, hoại tử tế bào gan, dẫn đến xơ gan, cuối cùng là ung thư gan. Cần lưu ý rằng tỷ lệ xơ gan chuyển hóa thành ung thư gan cao tới 70%. Ngoài ung thư gan, uống rượu bia có thể gây ra nhiều loại ung thư. Ví dụ, nguy cơ ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng tăng 82%, nguy cơ ung thư thực quản tăng 39%, nguy cơ ung thư thanh quản tăng 43% và nguy cơ ung thư vú tăng 25%.
3. Hạn chế thuốc lá
Hút thuốc lá đứng đầu trong các yếu tố gây ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới công bố. Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư của chính bạn mà còn làm tăng nguy cơ ung thư của các thành viên trong gia đình bạn.
Nghiên cứu cho thấy những người hút 20 điếu thuốc mỗi ngày và hút thuốc hơn 20 năm có nguy cơ mắc ung thư phổi tăng gấp 20 lần; phụ nữ sống chung với người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 6 lần người bình thường. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn nam giới hút thuốc 1,9 lần.
4. Không quan hệ tình dục bừa bãi
Cai Yunlang, giám đốc sản khoa và phụ khoa, Đại học Sino-South, cho biết trong những năm gần đây, bệnh nhân ung thư cổ tử cung đã ngày càng trẻ hoá. Các nghiên cứu lâm sàng phát hiện ra rằng ung thư cổ tử cung xảy ra chủ yếu là vì phụ nữ có đời sống tình dục bừa bãi.
Cơ quan sinh dục của nữ ở tuổi dậy thì chưa hoàn thiện, âm hộ và âm đạo rất yếu, tổ chức bề mặt âm đạo rất mỏng, và khả năng chống lại bệnh tình dục tương đối kém, dễ bị kích thích bởi các yếu tố gây ung thư, dẫn đến ung thư. Ngoài ra, quan hệ tình dục bừa bãi sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Phụ nữ cũng nên thực hiện khám phụ khoa mỗi năm, hoặc sàng lọc chung tế bào học và papillomavirus ở người (HPV) cứ sau 3-5 năm để ngăn ngừa ung thư.
Công nghệ đang ngày một phát triển nhằm phục vụ nhu cầu sức khỏe của mỗi con người. Tuy nhiên, mỗi người cũng cần xây dựng một lối sống tốt đẹp, giữ gìn sức khoẻ, luyện tập thể thao điều độ để có thể chống lại ung thư.
Nguồn: Abolouwang