Có lời đồn cho rằng, bệnh nhân ung thư vú nên tránh ăn đậu nành và hạt lanh. Nhưng sự thật là: “Tiêu thụ lượng vừa phải thực phẩm đậu nành KHÔNG làm tăng rủi ro tái phát ung thư vú”.
Ăn đậu nành thế nào cho đúng?
Ăn thực phẩm đậu nành toàn phần là tốt cho bạn! Bạn hãy ăn đậu nành ở dạng thực phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành và hạt đậu nành, tránh dạng viên và dạng bột.
Với các loại thực phẩm chức năng (TPCN), chất bổ sung từ đậu nành có chứa lượng đậm đặc đậu nành và thiếu một số dưỡng chất có lợi khác có trong thức ăn từ đậu nành toàn phần, và bạn NÊN TRÁNH.
Ngược lại, lethicin đậu nành, dầu đậu nành và nước tương không chứa đậu nành đậm đặc nên bạn không cần kiêng những thứ này.
Liều lượng mới quan trọng, nhưng thế nào là lượng vừa phải?
Lượng vừa phải đậu nành sẽ là 1-2 khẩu phần một ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên ăn 3-4 khẩu phần trong một tuần.
Một khẩu phần có thể gồm:
– 1 cốc sữa đậu nành hoặc
– ½ bát ăn cơm đậu nành (còn gọi là đậu nành Nhật, edamame) hoặc đậu phụ.
Đậu nành có estrogen thực vật không?
Đậu nành có chứa estrogen thực vật nhưng điều quan trọng là hiểu rằng estrogen thực vật là estrogen từ cây cối, không giống như estrogen của người. Bạn không thể lấy được estrogen của người từ việc ăn estrogen thực vật.
Một số người lo ngại rằng estrogen thực vật tương tự về hình dạng như estrogen của người, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách đính vào các thụ thể estrogen của người trong cơ thể. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh rằng estrogen thực vật có thể làm ung thư phát triển.
Làm thế nào để biết đâu là đậu nành đậm đặc để tránh?
Bạn nên đọc kỹ nhãn của sản phẩm có thành phần đậu nành để biết đâu là loại đậu nành nên tránh. Nếu trên nhãn sản phẩm nói có chất “đạm phân lập từ đậu nành” thì bạn nên tránh không ăn sản phẩm đó.
Thế còn hạt lanh thì sao?
Hạt lanh chứa lignin là một loại estrogen thực vật. Ta tìm thấy lignin trong các thực phẩm khác như là hoa quả, rau, các loại ngũ cốc cà phê, trà, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt nhỏ. Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế thì 1-4 thìa cà phê hạt lanh xay mịn/ngày dường như là an toàn. Và thậm chí có thể giúp bảo vệ không bị mắc ung thư vú.
BẠN CẦN NHỚ!
Nên ăn thường xuyên hơn:
– Thức ăn từ đậu nành toàn phần – hạt đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ.
– Protein thực vật – các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt nhỏ.
– Hoa quả và rau – 4-5 bát/ngày (kết hợp với nhau).
– Chất lỏng – uống 2 lít nước, cà phê, và/hoặc trà không pha ngọt/ngày.
Nên hạn chế ăn:
– Đậu nành đậm đặc.
– Tránh TPCN từ đậu nành.
– Hạn chế thực phẩm làm từ protein phân lập từ đậu nành.
– Thịt đỏ: Chỉ nên ăn ít hơn 500g/tuần.
– Tránh ăn thịt đã chế biến.
– Ngũ cốc tinh luyện và đường bổ sung.
– Hạn chế bột mì “trắng” được bổ sung chất dinh dưỡng.
– Hạn chế đồ uống có đường bổ sung.