Điều gì đang xảy ra trong cơ thể bạn lúc 3 giờ sáng?
Khi một người bất chợt thức dậy lúc 3 giờ sáng, tâm trí họ bắt đầu ngập tràn những ý nghĩ đau khổ dày vò, tiêu cực, thống khổ… Điều kỳ lạ là, những suy nghĩ đó dường như ‘bốc hơi’ khi ngày mới đến.
Điều gì đã xảy ra?
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý chuyên về tâm trạng, giấc ngủ và hệ thống sinh học (đồng hồ bên trong điều chỉnh giấc ngủ) thì đây là những giải thích đằng sau trải nghiệm chung này.
Trong một giấc ngủ bình thường vào ban đêm, hệ sinh học thần kinh của chúng ta đạt đến một bước ngoặt vào khoảng 3 hoặc 4 giờ sáng.
Thân nhiệt trung tâm bắt đầu tăng, ham muốn giấc ngủ giảm (vì chúng ta đã ngủ nhiều giấc), sự tiết melatonin (hormone giấc ngủ) đã đạt đến đỉnh điểm và mức độ cortisol (một loại hormone căng thẳng) đang tăng lên khi cơ thể chuẩn bị cho một ngày mới.
Đáng chú ý, tất cả các hoạt động này diễn ra độc lập với các tín hiệu từ môi trường như ánh sáng bình minh – Trong khi đó, cơ thể con người từ lâu đã quyết định rằng Mặt trời mọc và lặn rất quan trọng nên cơ thể đã buộc phải thích nghi và ‘tự giác’ (có thể gọi là đồng hồ sinh học).
Chúng ta thực sự thức dậy nhiều lần mỗi đêm và giấc ngủ ngắn (Light Sleep) phổ biến hơn vào nửa sau của đêm. Khi giấc ngủ sâu (Deep Sleep) diễn ra tốt đẹp đối với chúng ta, chúng ta chỉ đơn giản là không nhận thức được những lần thức giấc này.
Nhưng nếu có thêm một chút căng thẳng, sự việc lại khác.
Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ trong chứng mất ngủ – điều khiến mọi người trở nên phấn khích về việc tỉnh táo.
Việc căng thẳng đó đến từ sự lo lắng về việc thức giấc khi một người “nên” ngủ nhiều có thể khiến người đó rơi vào trạng thái thức giấc bất cứ khi nào họ trải qua giai đoạn ngủ ngắn.
Ngoài ra, còn có một mối liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ và chứng trầm cảm, vì vậy, bất cứ ai cảm thấy bị thức giấc lúc 3h sáng liên tục và cảm thấy lo lắng, suy nghĩ tiêu cực và khó ngủ trở lại, hãy đên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
3 giờ sáng – Vào khoảng thời gian này trong chu kỳ ngủ, chúng ta đang ở mức thấp nhất về thể chất và nhận thức. Theo quan điểm của tự nhiên, đây là thời gian phục hồi thể chất và tinh thần, vì vậy nội lực của chúng ta thấp cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng chúng ta cũng thiếu các nguồn lực khác vào lúc nửa đêm – kết nối xã hội, hiểu biết văn hóa, tất cả các kỹ năng ứng phó của một người trưởng thành đều không có vào lúc này.
Khi rơi vào trạng thái không có kỹ năng ban ngày, chúng ta bắt đầu cảm thấy bị bỏ lại một mình trong bóng tối với những suy nghĩ của chính mình. Rồi ít lâu sau, bạn sẽ thiếp đi vì mệt mỏi và bắt đầu một ngày mới không mấy hứng khởi.
Khi Mặt trời lên, chúng ta nghe tin tức, ăn sáng và bắt đầu hòa mình vào xã hội với cuộc sống thường nhật – Đó là lúc các suy nghĩ tiêu cực lúc 3 giờ sáng tạm biến mất.
Sự thật là tâm trí của chúng ta không thực sự tìm kiếm giải pháp vào lúc 3 giờ sáng. Chúng ta tự cho rằng, đầu óc lúc đó tỉnh táo và chúng ta đang cố giải quyết vấn đề. Nhưng không phải vậy, bởi đó là lúc chúng ta đang rơi vào hố sâu lo lắng.
VẬY CHÚNG TA NÊN LÀM THẾ NÀO VỚI NÓ ĐÂY?
Bạn có nhận thấy những suy nghĩ lúc 3 giờ sáng là “rất tự kỷ” không? Trong bóng tối yên tĩnh, rất dễ trượt vô tình rơi vào trạng thái cực kỳ ích kỷ. Xoay quanh khái niệm “tôi”, chúng ta có thể tạo ra những cảm giác đau đớn như cảm giác tội lỗi hoặc hối tiếc. Hoặc chuyển những suy nghĩ mệt mỏi của chúng ta sang một tương lai luôn không chắc chắn, tạo ra những nỗi sợ hãi vô căn cứ.
Nếu mất ngủ, hãy thử đọc sách! Ảnh: Cottonbro
Phật giáo có quan điểm mạnh mẽ đối với tâm lý này: Cái tôi là hư ảo, và hư ảo là nguồn gốc của mọi sự đau khổ.
Vậy, rốt cuộc chúng ta phải làm gì khi thức dậy lúc 3 giờ sáng và trằn trọc không thể ngủ?
Trước tiên, đừng nghĩ gì cả. Hãy để tâm trí như trôi vào miền hư không. Hãy lắng nghe hơi thở của bạn. Nếu sau 20 phút, mọi việc vẫn như cũ thì hãy ngồi dậy, bật đèn và đọc sách!
Đó là hành động có thể giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. [Tất nhiên, không phải việc lướt điện thoại thông minh với ánh sáng màn hình màu xanh trong đêm tối!].
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, việc lướt điện thoại khi mất ngủ càng khiến chúng ta khó ngủ hơn. Ảnh: Cottonbro
Một mẹo cuối cùng: Điều quan trọng là phải thuyết phục bản thân (vào ban ngày) rằng bạn muốn tránh mọi suy nghĩ tiêu cực. Vì lo lắng giống như việc mang ô dưới trời âm u vậy.
Thức dậy và lo lắng lúc 3 giờ sáng là điều rất dễ hiểu và rất con người. Nhưng theo các nhà khoa học, không nên rơi vào trạng thái đó liên tục. Hãy bổ sung những luồng suy nghĩ tích cực vào ban ngày, làm những điều tươi vui và bổ ích, để đến đêm, bạn có thể tròn giấc!
Nghiên cứu của Greg Murray, Giáo sư và Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tâm thần, Đại học Công nghệ Swinburne (Australia).
Bài viết sử dụng nguồn: The Conversation