Bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn sai cách có thể gây hậu quả nặng nề.
Bí đỏ hay bí ngô là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Bí đỏ có vị ngọt mát, ăn tốt nhất vào mùa hè và mùa thu. Bên cạnh hương vị thơm ngon, bí đỏ còn vô cùng bổ dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của bí đỏ
Bí đỏ rất giàu vitamin A,B,C. Hàm lượng vitamin A trong bí đỏ gần như đứng đầu trong các loại rau dưa. Bí đỏ cũng rất giàu khoáng chất, histidine, chất xơ hòa tan, lutein, phốt pho, kali, canxi, magiê, kẽm, silic, nhiều loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người và các nguyên tố vi lượng khác.
Ảnh minh hoạ (Nguồn ảnh: Internet)
Y học Trung Quốc cho rằng bí đỏ có tính ấm, vị ngọt, tốt cho tỳ vị và dạ dày, có chức năng bổ trung, ích khí, giảm viêm đau và giải độc. Không những thế, loại thực phẩm này còn được sử dụng cho các trường hợp thiếu khí, mệt mỏi, đau dây thần kinh liên sườn, sốt rét, kiết lỵ, giải độc thuốc phiện, giun đũa, hen phế quản, tiểu đường và các bệnh khác.
1. Giải độc
Bí đỏ có chứa vitamin và pectin. Pectin có tính hấp phụ tốt, có thể kết dính, loại bỏ độc tố của vi khuẩn và các chất độc hại khác trong cơ thể như chì, thủy ngân và các nguyên tố phóng xạ trong kim loại nặng.
2. Bảo vệ gan
Bột bí ngô rất tốt trong việc điều trị viêm gan, xơ gan. Các loại rau có màu xanh vàng như bí ngô, có thể giúp phá hủy thành phần trong thuốc trừ sâu, nitrit và các chất độc hại khác trong các thực phẩm khác, tăng cường khả năng tái tạo của các tế bào gan và thận.
3. Bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp tiêu hóa
Chất pectin có trong bí đỏ còn có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự kích ứng của thức ăn cứng và thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét, rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Các thành phần chứa trong bí đỏ có thể thúc đẩy quá trình tiết mật, tăng cường nhu động đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn.
Ảnh minh hoạ (Nguồn ảnh: Internet)
4. Làm dịu cơn hen suyễn và sưng tấy
Theo y học cổ truyền Trung Quốc: Bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng trung ích khí, tiêu đờm, giảm ho. Bí đỏ là loại thực phẩm giàu vitamin A và vitamin E, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và có lợi rất nhiều trong việc cải thiện các bệnh trong mùa thu. Về đặc tính, bí đỏ có thể làm dịu cơn hen suyễn và giảm sưng tấy. Ăn bí đỏ thường xuyên có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh hen suyễn và viêm phế quản vào mùa thu.
5, Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, giảm lượng đường trong máu
Bí đỏ rất giàu coban. Chất này có thể kích hoạt quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy chức năng tạo máu, tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B12. Ngoài ra, đây còn là nguyên tố vi lượng cần thiết cho tế bào đảo tụy của con người, có tác dụng đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hạ đường huyết.
6. Giảm lipid máu và ngăn ngừa đột quỵ
Polysaccharide trong bí ngô có thể có tác dụng tương tự như phospholipid, có thể loại bỏ cholesterol và ngăn ngừa xơ cứng động mạch, phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác. Bí đỏ có thể ngăn ngừa đột quỵ, vì trong bí đỏ có chứa nhiều axit glyxeric như axit linoleic, axit palmitic và axit stearic, đây đều là những loại dầu lành tính.
Ảnh minh hoạ (Nguồn ảnh: Internet)
7. Loại bỏ chất gây ung thư
Bí đỏ có thể loại bỏ tác động đột biến của nitrosamine gây ung thư và có tác dụng chống ung thư.
8. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
Bí đỏ rất giàu kẽm, chất tham gia vào quá trình tổng hợp axit nucleic và protein trong cơ thể con người, là chất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của con người. Các bậc cha mẹ có thể thường xuyên nấu một số món ăn từ bí đỏ như bí đỏ hấp, nấu cháo bí đỏ, khoai mỡ xào bí đỏ để con mình cao lớn hơn.
9. Chống oxy hóa và bảo vệ thị lực
Bí đỏ rất giàu vitamin E và β- caroten. Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ hiệu quả cơ thể khỏi một số gốc oxy tự do và tác hại của peroxide. β- caroten là một loại caroten chuyển hóa vitamin A trong cơ thể giúp bảo vệ thị lực, ngăn ngừa các bệnh về mắt. Theo một số báo cáo, trong số những người thường xuyên ăn bí đỏ, có những người dù đã trên 80 tuổi vẫn có thể duy trì thị lực tốt và có thể đọc báo mà không cần đeo kính.
10. Điều trị phụ trợ của viêm tuyến tiền liệt
Hạt bí đỏ và dịch chiết từ hạt bí ngô có tác dụng dược lý làm giảm viêm tuyến tiền liệt và điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, tác dụng sẽ kém hơn khi dùng riêng lẻ. Dầu hạt bí ngô rất giàu axit béo không bão hòa như axit linoleic và axit linolenic, có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và tăng cường chức năng tình dục của nam giới.
11. Làm đẹp
Ăn bí đỏ thường xuyên có thể làm cho da dẻ mịn màng, đặc biệt đối với phụ nữ, nó có tác dụng làm đẹp, nâng ngực, giảm cân …
Ảnh minh hoạ (Nguồn ảnh: Internet)
12. Ngăn ngừa và điều trị chứng phù nề khi mang thai và tăng huyết áp
Hoa và quả của cây bí đỏ vô cùng bổ dưỡng. Phụ nữ mang thai ăn hoa và quả bí đỏ không chỉ có thể thúc đẩy phát triển tế bào não của thai nhi, mà còn ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ như phù nề thai kỳ, tăng huyết áp, thúc đẩy quá trình đông máu và ngăn ngừa xuất huyết sau sinh. Lấy 500 gam bí đỏ và 60 gam gạo tẻ nấu thành cháo bí đỏ, món ngon này sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan thận, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục cảm giác thèm ăn và tăng cường thể lực sau thời kỳ đầu mang thai.
Các loại thực phẩm không nên ăn với bí đỏ
Dù bí đỏ rất bổ dưỡng, tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, nếu lạm loại thực phẩm này có thể gây tác dụng phụ nặng nề lên cơ thể con người.
1. Giấm và bí đỏ: axit axetic có trong giấm hoặc chanh sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng trong bí đỏ, khi ăn chung còn có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.
2. Cá chép và bí đỏ kỵ nhau: sẽ gây ngộ độc.
3. Cua và bí đỏ ăn với nhau sẽ có những thành phần kết hợp không hợp lý, làm giảm dinh dưỡng có trong cả hai loại thực phẩm. Ngoài ra, sự kết hợp của cua và bí đỏ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân cao huyết áp.
4. Bí đỏ và thực phẩm giàu vitamin C kỵ nhau: Do bí đỏ có chứa enzym phân hủy vitamin C nên không thích hợp ăn cùng lúc rau và trái cây giàu vitamin C. Vitamin C có khả năng chịu nhiệt, và enzym này sẽ bị phá hủy sau khi bí ngô được nấu chín. Các loại rau giàu vitamin C bao gồm rau bina, cải bó xôi, cà chua, ớt tròn, bắp cải, súp lơ…
5. Bí đỏ và thịt cừu: theo “Compendium of Materia Medica”: “Bí đỏ không thể ăn cùng với thịt cừu, khiến người ta khó chịu.” Vì bí đỏ và thịt cừu đều có tính nóng, kết hợp với nhau sẽ gây táo bón, đầy hơi.
6. Bí đỏ và tôm: gây kiết lỵ, có thể dùng đậu đen và cam thảo để giải độc
Ảnh minh hoạ (Nguồn ảnh: Internet)
Thận trọng khi ăn bí đỏ
– Bí đỏ đặc biệt thích hợp cho người béo phì và người già bị táo bón;
– Bí đỏ có tính ấm, những người hay bị nóng trong người thì nên ăn ít;
– Không nên ăn quá nhiều bí đỏ vì khi ăn quá nhiều sẽ hấp thụ nhiều β- caroten lắng đọng ở lớp sừng của da dẫn đến mũi, trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh mắt, móng tay và các vùng da khác xuất hiện màu vàng chanh. Những triệu chứng này được gọi là bệnh vàng da do Carotene. Các chuyên gia nói rằng bạn có thể kết hợp bí đỏ với các loại rau khác và ăn cách ngày.
Ảnh minh hoạ (Nguồn ảnh: Internet)
– Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bí đỏ khác nhau. Theo các chuyên gia, bí đỏ có chu kỳ sinh trưởng dài thường chứa nhiều tinh bột hơn và thích hợp để hấp hoặc làm các loại bánh khác nhau; các loại bí đỏ ít tinh bột thích hợp để nấu ăn. Nói chung bí đỏ vỏ đỏ và vàng thích hợp để hấp, còn bí đỏ vỏ xanh thích hợp để xào.
– Vỏ của bí đỏ rất giàu caroten và vitamin, nên ăn cả vỏ là tốt nhất, nếu vỏ còn cứng thì dùng dao cắt bỏ phần cứng trước khi ăn. Khi nấu chín, lòng bí đỏ chứa lượng caroten gấp 5 lần thịt, vì vậy hãy cố gắng sử dụng hết chúng.
(Theo Aboluowang)