Với mong muốn lấy lại 40 triệu đồng bị lừa qua mạng, chị P liên hệ với tài khoản mạo danh công ty luật, sau đó lại mất thêm 90 triệu đồng.
Công an tỉnh Gia Lai cho biết, thời gian gần đây
Phòng An ninh mạng
và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp nhận nhiều đơn tố giác của người dân trên địa bàn về việc bị
lừa đảo
chiếm đoạt tài sản bởi thủ đoạn
giả danh
công ty luật, cơ quan chức năng hỗ trợ nạn nhân lấy lại tiền bị lừa đảo qua mạng.
Điển hình như trường hợp của chị T.T.L.P (trú xã Biển Hồ, TP.Pleiku) ban đầu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với số tiền hơn 40 triệu đồng. Với mong muốn lấy lại số tiền đã mất, thông qua thông tin quảng cáo trên mạng xã hội, chị P đã liên hệ với tài khoản
mạo danh công ty
luật đảm bảo có khả năng lấy lại số tiền trên. Tin tưởng, chị P làm theo yêu cầu của đối tượng và chuyển khoản nhiều lần với số tiền 90 triệu đồng.
Theo Công an tỉnh Gia Lai, thủ đoạn của các đối tượng thường đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, dùng hình ảnh của Bộ Công an, công ty luật, văn phòng luật sư tạo lập các trang fanpage, hội nhóm facebook quảng cáo về các dịch vụ, như: “tiếp nhận hồ sơ”, “hỗ trợ
lấy lại tiền
bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”, “thu hồi tiền treo trên sàn thương mại điện tử”, “thu hồi tiền treo không cần cọc”…
Các đối tượng còn cắt, ghép hình ảnh, phiên hiệu của các đơn vị công an, công ty luật, văn phòng luật sư… và đăng tải nhiều video, bài viết có nội dung cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa hình ảnh hoạt động của các công ty luật và nội dung đã được Bộ Công an, Viện Kiểm sát ủy quyền “thu hồi vốn treo”, “đòi lại tiền bị lừa đảo” để tạo sự tin tưởng cho người dân.
Ngoài ra, một số trang, hội, nhóm mạo danh còn lợi dụng các tài khoản “ảo”, tài khoản ẩn danh để bình luận tương tác với các bài viết trên các trang thông tin uy tín, trang có số lượng lớn người quan tâm tương tác “đã lấy lại được tiền bị lừa nhờ công ty/trang…” để tăng thêm độ tin tưởng, thu hút sự quan tâm của người dân.
Sau khi nạn nhân tương tác với các trang, hội, nhóm trên, các đối tượng sẽ “đóng vai” các luật sư, chuyên gia, cán bộ hỗ trợ người dân thu hồi tiền. Khi chiếm được sự tin tưởng của nạn nhân, đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, số tiền bị chiếm đoạt và một số thông tin tài khoản
ngân hàng
. Để lấy lại được tiền, các “chuyên gia” yêu cầu nạn nhân phải chuyển khoản thêm một số khoản tiền với nhiều lý do như “xác minh tài khoản ngân hàng”, “ngân hàng bị lỗi, không cho rút tiền về”…