Ngay cả những triệu chứng nhỏ của cơ thể, chúng ta cũng không được xem thường.
Bác Trần, 66 tuổi đến từ Đài Loan (Trung Quốc). Thường ngày, bác thích ăn đủ loại đồ ngọt. Trong khi đó, bác đang mắc bệnh tiểu đường, phải kiểm soát chế độ ăn uống và uống thuốc thường xuyên. Kể từ khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, lượng đường trong máu của chú Trần đã được kiểm soát trong phạm vi hợp lý.
Ba tháng trước, bác Trần bắt đầu nấc cụt liên tục, dù lúc đói hay no. Cơn nấc không thuyên giảm dù bác có uống bác có uống nhiều nước.
Những cơn nấc cụt liên tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày nên bác Trần quyết định đến bệnh viện để khám tiêu hóa. Bác sĩ chẩn đoán rằng bác Trần bị rối loạn dạ dày và kê một số loại thuốc tiêu hóa cho bác. Bác về nhà uống thuốc một tuần nhưng tình trạng nấc cụt không giảm.
Bác Trần lại đến bệnh viện tái khám. Nghe bác Trần chia sẻ uống thuốc không có tác dụng, kèm theo đó là triệu chứng tim đập thình thịch, tâm lý căng thẳng; bác sĩ phán đoán nấc cụt có khả năng là dấu hiệu của bệnh ung thư. Ngay lập tức, bác Trần được sắp xếp đi siêu âm bụng.
Kết quả cho thấy trong tuyến tụy của bác Trần có một khối u. Và không may mắn vì bác đã bị ung thư tuyến tụy giai đoạn 4. Bác sĩ chỉ ra rằng, việc bác Trần thường xuyên nấc cụt do khối u tụy chèn ép dây thần kinh hoành ở bụng.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tụy không rõ ràng và thường khó phát hiện. Nếu khối u phát triển ở phần dưới của tuyến tụy sẽ chèn ép dạ dày, khiến người bệnh cảm thấy đầy hơi hoặc tiêu chảy. Nếu khối u chèn ép cơ hoành sẽ xuất hiện triệu chứng nấc cụt. Còn khi khối u phát triển ở nửa dưới tụy sẽ chèn ép gan và túi mật khiến dịch tụy/dịch mật tiết ra ngoài khó khăn, người bệnh dễ bị vàng da.
Ung thư tuyến tụy cực kỳ khó phát hiện sớm
Ung thư tuyến tụy được mệnh danh là “vua của các loại ung thư”, rất khó chẩn đoán sớm. Khi được chẩn đoán, nhiều bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, các phương pháp điều trị hiện nay còn nhiều hạn chế, tỷ lệ chữa khỏi thấp.
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh ung thư “láu cá”, triệu chứng rất giống với những bệnh thông thường. Cả người bệnh và bác sĩ đều rất dễ bị “lừa”.
Nếu có những triệu chứng dưới đây, bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám.
1. Đầy bụng hoặc đau bụng
Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy ban đầu có biểu hiện đau âm ỉ bất thường ở vùng bụng trên và có các triệu chứng như ợ hơi, trào ngược dạ dày, đầy bụng. Nguyên nhân chủ yếu là do khối u tụy gây tắc nghẽn ống tụy hoặc ống mật dẫn đến áp lực bên trong ống tăng cao, gây khó chịu cho người bệnh.
2. Vàng da
Là triệu chứng quan trọng của ung thư đầu tụy, vàng da tắc mật có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh triệu chứng vàng da, người bệnh sẽ đi ngoài ra nước tiểu màu vàng và phân giống như đất sét.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do phần dưới của ống mật chủ bị xâm phạm hoặc chèn ép, mật không thể chảy vào đường ruột một cách nguyên vẹn.
3. Tiêu chảy
Tiêu chảy do ung thư tuyến tụy thường có các nguyên nhân sau: Khối u làm tổn thương tế bào tuyến tụy dẫn đến chèn ép và tắc nghẽn đường mật tụy. Vì thế khiến người bệnh bị rối loạn tiết dịch tiêu hóa, rối loạn nội tiết.
4. Lượng đường trong máu thay đổi bất thường
Đường tăng cao là do insulin tiết ra không đủ, tuyến tụy ảnh hưởng đến việc tiết insulin. Do đó, khi các triệu chứng tăng đường huyết đột ngột xuất hiện và việc dùng thuốc thông thường không được kiểm soát tốt, có thể tuyến tụy gặp vấn đề.
Đồng thời, bệnh nhân đái tháo đường cũng là nhóm có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy cao. Vì thế, nếu đường huyết thay đổi đột ngột thì phải đi khám và điều trị kịp thời.
5. Viêm tuỵ mãn tính
Bệnh nhân viêm tụy nếu không can thiệp tiêu viêm sẽ dần dần phát triển thành viêm tụy mãn tính. Viêm nhiễm tái phát nhiều lần sẽ gây tổn thương cho tuyến tụy, từ đó làm tăng đáng kể xác suất phát triển ung thư tuyến tụy.
Vì vậy, nếu bị viêm tụy phải tích cực điều trị, không được để vấn đề nhỏ trở thành vấn đề lớn.
Điều trị ung thư tuyến tuỵ ra sao?
Ung thư tuyến tụy do khó chẩn đoán lâm sàng sớm, thiếu phương pháp điều trị hiệu quả, cơ chế phát sinh và phát triển chưa được hiểu rõ nên tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 8,4%. Điều trị u tụy chú trọng điều trị toàn diện đa mô thức, kết hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và các phương pháp điều trị khác.
Về mặt lâm sàng, khả năng cắt bỏ khối u thường được áp dụng và chia thành 3 loại : có thể cắt bỏ, có thể cắt bỏ ở ranh giới và không thể phẫu thuật dựa trên mối quan hệ giữa khối u và các mạch máu quan trọng xung quanh, tình trạng di căn từ kết quả hình ảnh.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần vùng bị ảnh hưởng của tuyến tụy, người bệnh sẽ được hóa trị bổ trợ. Phẫu thuật cắt đoạn nối không thể đánh giá rõ ràng trước khi phẫu thuật cắt u chiếm khoảng 30%. Do đó, việc mổ khá phức tạp, gặp nhiều khó khăn.
Bệnh nhân ung thư tuyến tụy không thể phẫu thuật do di căn chiếm khoảng 50%, các bác sĩ cần căn cứ vào tình trạng bệnh để xây dựng phác đồ điều trị.
Ngoài ra, xạ trị trong phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị quan trọng đối với ung thư tuyến tụy. Với những bệnh nhân có khối u không thể cắt bỏ, do tác dụng hạn chế của xạ trị và hóa trị liệu truyền thống, khoảng 50% bệnh nhân vẫn thấy khối u tiến triển sau khi điều trị, tiếp đó là các triệu chứng như đau và tắc nghẽn.
Một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng xạ trị trong phẫu thuật có thể bảo vệ các mô bình thường xung quanh, giảm tổn thương phụ, giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ và cải thiện chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật của bệnh nhân.
Ai có khả năng mắc ung thư tuyến tụy?
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy. Nhưng các điều tra dịch tễ học đã chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ.
Về thói quen sinh hoạt, những người hút thuốc, uống rượu trong thời gian dài và ăn chế độ giàu chất béo, giàu đạm, nhiều năng lượng là nhóm nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy.
Về mức độ ảnh hưởng của bệnh tật, những người mắc bệnh đái tháo đường và viêm tụy mãn tính rất có thể là “mục tiêu” của ung thư tuyến tụy. Các trường hợp trước đây cho thấy ung thư tuyến tụy phổ biến hơn ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh trên 10 năm.
Ngoài ra, yếu tố di truyền trong gia đình cũng là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư tuyến tụy. Khoảng 10% trường hợp ung thư tuyến tụy là do di truyền. Bệnh nhân bị viêm tụy di truyền và các bệnh khối u di truyền khác trong gia đình có nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng lên đáng kể.
Do sự phát triển nhanh chóng của ung thư tuyến tụy, phát hiện sớm các nhóm nguy cơ cao là phương pháp chính để cải thiện tỷ lệ sống sót của căn bệnh quái ác này.
Ung thư tuyến tụy có thể phòng tránh được không?
Ung thư tuyến tụy liên quan nhiều đến lối sống. Để phòng ngừa hiệu quả, chúng ta nên bắt đầu từ việc thay đổi lối sống không lành mạnh.
1. Bỏ hút thuốc và uống rượu
Uống rượu và hút thuốc rất có hại cho cơ thể. Trong thuốc lá có chứa chất axit là yếu tố quan trọng dẫn đến ung thư tuyến tụy. Bỏ hút thuốc và uống rượu sớm là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa ung thư tuyến tụy.
2. Ăn ít thực phẩm giàu chất béo, chất đạm và đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều protein và người mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn đáng kể so với những người khác. Nếu gia đình thường xuyên ăn các loại thực phẩm hun khói, nướng, chiên, ngâm chua thì nguy cơ ung thư sẽ tăng cao.
Để ngăn ngừa ung thư, bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng. Hãy ăn nhiều rau và trái cây tươi, ngoài ra tránh ăn quá nhiều trong một bữa.
3. Không ăn thực phẩm bị ô nhiễm
Cố gắng ăn ít thực phẩm bị ô nhiễm như quán ven đường bụi bặm và thực phẩm nghi ngờ có dư lượng thuốc trừ sâu hoặc các chất độc hại khác. Điều này không gây khó chịu cho đường tiêu hóa và giảm gánh nặng cho tuyến tụy.
4. Giữ thái độ tốt
Giữ tâm thái tốt là điều rất quan trọng để phòng bệnh. Bạn cần duy trì thái độ tốt, đạt được sự cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh suy giảm khả năng miễn dịch và rối loạn bài tiết tuyến tụy.
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người nên hình thành thói quen sinh hoạt tốt, kiểm tra kịp thời những bất thường trong cơ thể, cố gắng phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh.