Bị tiểu đường có thể ăn trứng gà không? Bác sĩ nhắc nhở “2 hạn chế, 3 kiên trì” nhất định phải tuân thủ nếu muốn ổn định đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn một lượng nhỏ trứng gà mà không bị ảnh hưởng gì. Muốn giúp lượng đường trong máu được ổn định cần tránh ăn đồ chiên rán và các thực phẩm ngâm muối, kiên trì tập thể dục, kiểm tra đường huyết định kì.

TIN MỚI

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Nạp vào cơ thể thức ăn không phù hợp có thể khiến đường huyết tăng đột biến, khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, làm thế nào để lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường là vấn đề không phải ai cũng nắm rõ.

Một số thực phẩm mặc dù rất tốt với người bình thường, nhưng với người mắc bệnh tiểu đường thì chưa chắc, ví dụ như trứng gà. Vậy rốt cuộc, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn được trứng gà hay không? Một chuyên gia đã có kinh nghiệm nghiên cứu bệnh tiểu đường hơn 40 năm cho biết, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn một lượng nhỏ trứng gà

Lí do khiến người mắc bệnh tiểu đường phân vân không biết nên ăn trứng gà hay không là bởi vì trong trứng gà có một lượng lớn cholesterol. Theo kết quả báo cáo thì một quả trứng gà 50g sẽ có khoảng 293mg cholesterol. Nếu hấp thụ nhiều cholesterol sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.

Nhưng trên thực tế, cholesterol có trong trứng gà mà chúng ta ăn sẽ không được hấp thụ trực tiếp vào máu. Lượng cholesterol cuối cùng mà cơ thể con người có thể hấp thụ được chỉ là một phần rất nhỏ, vậy nên việc ăn một lượng nhỏ trứng gà hoàn toàn không gây hại gì cho sự trao đổi chất, không có hại với người bị tiểu đường.

2 thực phẩm người bị tiểu đường cần hạn chế

Bác sĩ khuyến cáo: muốn giúp lượng đường trong máu được ổn định, người bệnh nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm sau:

1. Đồ ngâm/muối chua

Có rất nhiều người cực kì thích ăn đồ ngâm, đồ muối chua. Bởi vì loại đồ ăn này hiện nay khá phong phú, mùi vị lại hấp dẫn, cách làm đơn giản và dễ ăn. Nhưng khi chế biến, làm ra loại thực phẩm này cần rất nhiều muối, đường và các gia vị khác. Các chất này sẽ gây hại cho hệ trao đổi chất, cực kì có hại với bệnh nhân tiểu đường.

Bị tiểu đường có thể ăn trứng gà không? Bác sĩ nhắc nhở 2 hạn chế, 3 kiên trì nhất định phải tuân thủ nếu muốn ổn định đường huyết - Ảnh 1.

2. Đồ chiên rán

Người trẻ tuổi rất thích ăn đồ chiên rán, ví dụ như khoai lang chiên, khoai tây chiên, viên thả lẩu chiên… Nhưng trong quá trình chế biến loại thực phẩm này thường cần một lượng dầu khá lớn, hơn nữa trong thực phẩm còn bỏ thêm nhiều chất phụ gia.

Chiên ngập dầu trong nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng độ nóng cho thực phẩm, rất dễ gây béo phì, đồng thời cũng khiến người bị tiểu đường gặp nhiều nguy hiểm khi ăn.

3 việc cần kiên trì làm để kiểm soát đường huyết

Nếu muốn lượng đường trong máu được ổn định, hãy kiên trì làm 3 chuyện dưới đây:

1. Bổ sung nguyên tố hạ đường huyết

Người có lượng đường trong máu cao trong quá trình ăn uống cũng có thể lựa chọn bổ sung thêm một ít benkavitin, chất này sẽ giúp khống chế lượng đường tăng cao, thúc đẩy sự ổn định của lượng đường trong máu.

Benkavitin thường hay có trong cây kim tiền thảo, nhân sâm, tam thất bắc, mâm xôi, khoai mỡ, lá dâu tằm…. Chất này có hoạt tính cao mà lại rất dễ hấp thụ. Nghiên cứu chỉ ra, benkavitin có thể làm tăng issulin, đồng thời giảm lượng đường có trong máu, có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

2. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Vận động phù hợp có tác dụng rất tốt cho điều hòa huyết quản, có thể làm tăng sự tuần hoàn máu, thúc đẩy việc tiêu hao đường glucozo. Ngoài ra tập thể dục có thể phòng ngừa các bệnh về tim mạch, do đó việc thường xuyên tập thể dục đem lại tác dụng rất lớn cho sức khỏe.

Bị tiểu đường có thể ăn trứng gà không? Bác sĩ nhắc nhở 2 hạn chế, 3 kiên trì nhất định phải tuân thủ nếu muốn ổn định đường huyết - Ảnh 2.

3. Đo các giá trị đường huyết một cách định kì

Muốn ổn định lượng đường trong máu cần sự nỗ lực, kiên trì trong thời gian dài mới có thể thành công được. Trong quá trình này, các giá trị đường huyết sẽ thường xuyên thay đổi, vậy nên việc đo giá trị đường huyết định kì là rất quan trọng. Chỉ khi hiểu được tình trạng tiểu đường của bản thân, bạn mới có thể tìm được phương pháp ngăn chặn bệnh nặng hơn một cách thích hợp.


BS Phuong - Poster 1 1

“Chương trình tọa đàm trực tuyến “CHUYỆN KHÓ CÓ BÁC SĨ” sẽ được tổ chức hằng tuần nhằm cung cấp thông tin sức khỏe tới độc giả. Chủ đề tuần này sẽ là: “Tiểu đường – Ăn uống thế nào để sống bình thường?”. Độc giả có bất kỳ câu hỏi nào hãy gửi ngay cho chúng tôi để được chuyên gia giải đáp trong chương trình. Chương trình có sự tham gia của Bs Dương Thị Phượng, Khoa Dinh dưỡng & Tiết Chế – BV Đại học Y Hà Nội. Chương trình sẽ được phát sóng lúc 20:00 thứ 3 ngày 7/12/2021, fanpage CAFEF và website CAFEF.VN. Kính mời độc giả gửi câu hỏi cho chuyên gia TẠI ĐÂY.

Bị tiểu đường có thể ăn trứng gà không? Bác sĩ nhắc nhở 2 hạn chế, 3 kiên trì nhất định phải tuân thủ nếu muốn ổn định đường huyết - Ảnh 5.
Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin