Nếu bạn vắt thêm vài giọt nước chanh vào nước muối loãng thì lợi ích mà nó mang lại sẽ vô cùng lớn.
Trong mùa dịch COVID , hẳn ai cũng cố gắng tìm cho gia đình mình một thức uống có tác dụng giải nhiệt, giải độc, nâng cao sức đề kháng. Một trong những loại đồ uống được mọi người tin dùng chính là nước muối loãng.
Nước muối loãng thực sự đem lại tác dụng khử trùng rất tốt. Chính vì thế, nước muối có thể dùng để súc miệng nhằm tiêu diệt vi khuẩn bên trong miệng, làm chắc răng, khỏe lợi. Tuy nhiên, nếu bạn vắt thêm vài giọt nước chanh vào nước muối loãng trước khi uống thì lợi ích mà nó mang lại sẽ vô cùng lớn.
Nghiên cứu cho thấy chanh là một nguyên liệu đa năng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Chúng có pectin và limonoid, có thể làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, nước chanh đem lại công dụng tăng cường khả năng miễn dịch rất tốt, do chúng chứa nhiều vitamin C.
Nước chanh thường được pha cùng đường. Tuy nhiên, đường quá nhiều calo, có thể làm tăng lượng đường trong máu; việc pha chanh cùng nước muối loãng sẽ giúp bổ sung natri bị mất khi cơ thể đổ mồ hôi cũng như các chất điện giải cần thiết. Do đó nước chanh muối là thức uống vừa ngon lành, lại còn cực kỳ có lợi cho sức khỏe.
7 ngày uống nước chanh muối vào buổi sáng, 7 điều kỳ diệu sẽ xảy đến với cơ thể bạn
1. Ruột được làm sạch
Nước chanh muối có chứa flavonoid, chất này có tác dụng tiết dịch tiêu hóa, làm sạch ruột, điều trị táo bón. Để chữa táo bón, bạn có thể pha 1 cốc nước lọc cùng nửa thìa muối, sau đó vắt thêm vài giọt nước cốt chanh tươi. Bên cạnh đó, việc bổ sung gừng, chanh vào nước muối loãng cũng là một cách để điều trị đau dạ dày hiệu quả.
2. Làn da trở nên sạch sẽ, mịn màng hơn
Thần dược rẻ tiền và hiệu quả nhất trong việc dưỡng da chính là nước. Nhưng sẽ hiệu quả gấp bội nếu loại nước mà bạn dùng là nước chanh muối, chất chống oxy hóa có trong chanh sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, cải thiện làn da trở nên mịn màng và sáng khỏe. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong chanh đóng vai trò không nhỏ trong quá trình sản xuất collagen cho da – đây là loại protein quan trọng khiến da được đàn hồi và tươi trẻ.
3. Gan khỏe hơn
Nước chanh muối là thức uống cực kỳ có lợi cho sức khỏe của gan vì đặc tính diệt khuẩn của cả chanh lẫn muối đều giúp cho gan giải độc, đồng thời gia tăng lượng enzyme có lợi trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong nước chanh muối còn có chứa lượng lớn các axit amin, có khả năng loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể, do đó giúp cho khả năng thải độc của gan không bị quá tải.
4. Giảm cân hiệu quả
Chị em thường muốn giảm cân nhưng lại ngại vận động, vậy tại sao không hình thành thói quen uống một cốc nước chanh muối mỗi ngày. Trong chanh muối có chứa nhiều chất xơ pectin nên giúp cơ thể có cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó gián tiếp giúp giảm cân. Hơn nữa, chanh muối còn có hiệu quả trong việc tiêu đốt mỡ thừa, rất có lợi trong việc giữ gìn vóc dáng.
5. Hết sạch triệu chứng đau họng
Mỗi sáng, nếu bạn hình thành thói quen uống một cốc nước ấm chanh muối sẽ làm giảm các triệu chứng đau họng hiệu quả. Lý do là vì chanh và muối đều có tính sát khuẩn, nó làm dịu cổ họng của bạn, tiêu viêm và từ đó giúp họng trở nên khỏe hơn.
Những lưu ý quan trọng cần nhớ trước khi bổ sung chanh muối vào buổi sáng
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, quả chanh vị chua, tính mát. Người bệnh hàn âm (thiếu dương khí), lạnh trong người, thường xuyên mệt mỏi phải cẩn trọng khi uống nước chanh vì có thể khiến bệnh nặng hơn. Chẳng hạn như khiến người bệnh càng thêm lạnh, dễ mệt mỏi và bị cảm hàn, cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh.
Ngoài ra, tính chua trong chanh cũng là nguyên nhân làm viêm loét dạ dày, đại tràng nếu lạm dụng nước chanh.
Uống nước chanh muối buổi sáng rất tốt tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn nên uống nước muối khi bụng rỗng bởi có thể gây cao huyết áp, tổn thương thận… Bạn nên uống nước chanh muối sau khi đã uống 1 cốc nước lọc ấm hoặc sau khi đã ăn sáng khoảng 30 phút.
Nước chanh muối nên pha trong nước muối loãng, quá nhiều muối có thể khiến thực quản, niêm mạc dạ dày bị tổn thương.