BS tiết lộ công thức tự đánh giá nguy cơ loãng xương: 3 nhóm người nên kiểm tra ngay

Loãng xương có thể gây gãy xương, làm giảm chất lượng sống, thậm chí tử vong do tai nạn. Phát hiện loãng xương để can thiệp kịp thời là rất quan trọng.

TIN MỚI

Công thức tự dự đoán nguy cơ loãng xương

Chuyên gia Lý Mai (Li Mei), giám đốc Chi nhánh Bệnh loãng xương Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, và là Bác sĩ trưởng Khoa Nội tiết của Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc chia sẻ cách để phát hiện loãng xương, bạn có thể tham khảo để kiểm tra sức khỏe cho bản thân rất tiện lợi.

Bác sĩ Lý Mai cho biết, “Trong công tác lâm sàng, chúng tôi thường gặp những bệnh nhân bị gãy xương sau khi chỉ vì kéo nhẹ hoặc hắt hơi, và gãy xương sẽ tái phát ngay sau khi điều trị. Hầu hết những bệnh nhân này là vốn là bệnh nhân loãng xương.”

BS tiết lộ công thức tự đánh giá nguy cơ loãng xương: 3 nhóm người nên kiểm tra ngay - Ảnh 1.

BS Mai chia sẻ, loãng xương có thể gây ra nhiều lần gãy xương với các mức độ đau và nặng nhẹ khác nhau. Gãy xương cũng có thể gây ra rối loạn cảm xúc như lo lắng và sợ hãi, làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.

Nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương là phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sẽ bị mất xương nhanh chóng từ 5-10 năm sau khi mãn kinh, sau đó khối lượng xương tiếp tục giảm.

Một cuộc khảo sát mới nhất cho thấy một nửa số phụ nữ mãn kinh ở Trung Quốc bị hao hụt mật độ xương và 1/3 bị loãng xương. Ngoài ra, nam giới cũng sẽ bị giảm sức chịu đựng của xương sau tuổi 50, điều này cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.

 BS tiết lộ công thức tự đánh giá nguy cơ loãng xương: 3 nhóm người nên kiểm tra ngay - Ảnh 2.

Có nhiều công cụ để kiểm tra nguy cơ loãng xương. Trong đó, công thức OSTA phù hợp với cách tự đánh giá của người châu Á, đơn giản và dễ thực hiện.

Chỉ số OSTA = (cân nặng (kg) – tuổi) × 0.2 = Kết quả.

Chỉ số kết quả này càng thấp thì nguy cơ gãy xương càng cao.

Trong đó, giá trị kết quả lớn hơn -1 cho biết mức rủi ro của bạn là thấp.

Giá trị kết quả từ -1 đến -4 là mức rủi ro trung bình.

Giá trị kết quả là -4 và ít hơn nữa là mức rủi ro cao hơn.

Ví dụ, người có cân nặng 57kg, 62 tuổi, thì cách tính là: (57 – 62) x 0.2 = -1 (nguy cơ rủi ro thấp).

 BS tiết lộ công thức tự đánh giá nguy cơ loãng xương: 3 nhóm người nên kiểm tra ngay - Ảnh 3.

Để phòng ngừa và điều trị loãng xương, trước tiên bạn phải xác định xem mình có các yếu tố nguy cơ cao: lão hóa, mãn kinh và tiền sử gia đình bị xương dễ gãy hay không. Đây là 3 nhóm có nguy cơ cao nhất.

Bất kỳ yếu tố nào trong số đó đều chỉ ra nhóm nguy cơ cao bị loãng xương.

Một lối sống lành mạnh, chẳng hạn như bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu, tránh uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein, hoạt động thể chất thích hợp, duy trì cân nặng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương.

*Theo Health/People

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin