BS tiết lộ: Ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn có thể sống thêm 10 năm nhờ 2 giải pháp mới

Với 2 phương pháp điều trị ung thư sau đây, bệnh nhân bị ung thư phổi hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống của mình như người bình thường trong nhiều năm.

TIN MỚI

Ung thư có thể nói là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất, bởi trong mắt nhiều người, ung thư là “căn bệnh nan y”, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối, đó là sự tuyệt vọng đè lên tuyệt vọng, dường như không còn gì khác hơn là đi về nhà và chờ đợi cái chết.

Nhưng, có thể bạn đã quá lo lắng. Vẫn còn có một con đường để đi.

Trên thực tế, với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của y học, tình trạng chẩn đoán và điều trị của nhiều bệnh ung thư và tiên lượng của bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể, và ung thư phổi là một đại diện điển hình trong số đó.

Hiện nay, với sự ra đời của liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch, nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể đạt được sự sống sót lâu dài cùng với khối u thông qua việc quản lý toàn bộ quá trình này một cách hiệu quả.

Làm thế nào để đạt được điều thần kỳ như vậy?

Chuyên gia ung thư, Tiến sĩ Chu Thành Chí, giám đốc Khoa hô hấp số 5 của bệnh viện trực thuộc số 1, Đại học Y khoa Quảng Châu (TQ) tiết lộ bí mật cho bạn ngay sau đây.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đều cao, giải pháp điều trị truyền thống hạn chế tiên lượng sống ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi là một trong những khối u ác tính phổ biến nhất trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư phổi tăng dần theo từng năm, và đứng hàng đầu trong tỷ lệ tử vong do ung thư.

Nguyên nhân được Giám đốc Chu Thành Chí cho rằng có liên quan đến hai yếu tố, một mặt là hầu hết bệnh nhân ung thư phổi khi được chẩn đoán đã bỏ qua giai đoạn đầu, mặt khác là các phương pháp điều trị truyền thống đối với ung thư phổi giai đoạn muộn là tương đối đơn giản, dẫn đến tiên lượng và khả năng sống của bệnh nhân không khả quan, về cơ bản thời gian sẽ không quá một năm.

“Ung thư phổi giai đoạn đầu rất khó có triệu chứng cụ thể. Các triệu chứng như ho, khạc đờm, tức ngực, khó thở, ho ra máu rất dễ nhầm với các bệnh đường hô hấp khác.

Người bệnh thường phát hiện ung thư đã ở giai đoạn nặng, lúc này rất khó để chữa khỏi triệt để. Thông thường theo cách truyền thống, việc điều trị phẫu thuật và sử dụng một phương pháp hóa trị duy nhất làm phương pháp điều trị chính nên thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân rất ngắn, thường dưới một năm”.

BS tiết lộ: Ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn có thể sống thêm 10 năm nhờ 2 giải pháp mới - Ảnh 1.

Liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch có thể kéo dài đáng kể cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Làm thế nào để cải thiện tiên lượng của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi đã là một trong những trọng tâm của các nghiên cứu và được tiến hành trong nhiều năm.

Sau quá trình nghiên cứu của các học giả qua các thế hệ tiếp nối, cùng với sự phát triển không ngừng của y học trong những năm gần đây, tiên lượng ung thư phổi giai đoạn cuối hiện nay đã được cải thiện đáng kể.

Giám đốc Chí nói rằng, với việc điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối bị hạn chế như trước đây, thời gian sống trung bình của bệnh nhân chỉ khoảng 10 tháng. Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ chẩn đoán và điều trị, đặc biệt sau khi bước vào kỷ nguyên điều trị đích và điều trị miễn dịch, thời gian sống của bệnh nhân đã được kéo dài đáng kể, và có rất nhiều bệnh nhân vẫn còn sống sau 10 năm được chẩn đoán.

Về tiên lượng cụ thể của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, Giám đốc Chí chỉ ra rằng, liên quan chặt chẽ đến phân loại của bệnh, và việc có thể tìm thấy gen điều khiển của ung thư hay không cũng là một phần rất quan trọng. Ví dụ như ung thư biểu mô tế bào và ung thư biểu mô không phải tế bào nhỏ.

Loại ung thư phổ biến hơn được chia thành ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.

Hầu hết các loại ung thư biểu mô tuyến và một số loại ung thư biểu mô tế bào vảy có thể tìm thấy gen điều khiển và sau đó thực hiện liệu pháp nhắm mục tiêu tương ứng, kết hợp bằng liệu pháp miễn dịch và các phương pháp khác để điều trị toàn diện. Tiên lượng cũng sẽ lý tưởng hơn.

Trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân đã sống được 5 năm, thậm chí 10 năm sau khi phát bệnh, chất lượng cuộc sống về cơ bản giống như người bình thường”.

BS tiết lộ: Ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn có thể sống thêm 10 năm nhờ 2 giải pháp mới - Ảnh 2.

Giải mã liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch “chiến đấu” với ung thư phổi như thế nào?

Nói đến điều trị ung thư, nhiều người ngay từ đầu nghĩ đến “3 trục” truyền thống, đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Đối với ung thư phổi, mặc dù phẫu thuật sớm có thể đạt được hiệu quả như mong muốn nhưng hầu hết bệnh nhân khi được chẩn đoán đều đã bỏ qua cơ hội này.

Đối với ung thư phổi giai đoạn cuối, trước đây chủ yếu áp dụng hóa trị, không những hạn chế về hiệu quả mà còn mang lại những tác dụng phụ rõ rệt.

“Liệu pháp nhắm mục tiêu” là một phương pháp mới xuất hiện trong lĩnh vực điều trị ung thư phổi thời gian gần đây. Nó chủ yếu nhắm vào các đột biến gen điều khiển khác nhau ở bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ để điều trị chính xác, mang lại hiệu quả rõ rệt hơn nhiều so với hóa trị liệu truyền thống.

Tùy thuộc vào loại gen điều khiển và loại thuốc, tiên lượng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, thời gian sống và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể so với trước đây.

Lấy ví dụ về EGFG (Epidermal Growth Factor Driver Gene) phổ biến nhất để so sánh có thể thấy, nó chiếm 40-50% ung thư biểu mô tuyến ở phổi, phổ biến hơn ở người châu Á. Nếu được điều trị khoa học toàn diện, thời gian sống sót trung bình là 3-4 năm.

Đối với việc điều trị toàn diện ung thư phổi, Giám đốc Chí tin rằng liệu pháp nhắm mục tiêu không phải là phương pháp duy nhất, và liệu pháp miễn dịch cũng là một vũ khí tuyệt vời để đối phó với bệnh ung thư phổi, đặc biệt là tế bào T tiêu diệt tế bào khối u.

Nó có nhiều ứng dụng trong điều trị ung thư phổi. Nó có thể được kết hợp với các liệu pháp khác từ giai đoạn sớm đến giai đoạn cuối. Nó có thể được kết hợp với hóa trị để thu nhỏ khối u và tạo điều kiện tốt hơn cho phẫu thuật triệt để, nó cũng có thể được sử dụng trên cơ sở đồng thời xạ trị và hóa trị.

Các phương pháp trên đã trở thành một phương tiện điều trị duy trì và có thể có kết quả rất tốt. Đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối không có gen điều khiển, điều trị miễn dịch đơn thuần hoặc liệu pháp kết hợp là kế hoạch điều trị tiêu chuẩn trước tiên”.

Quản lý bệnh mãn tính + sống sót với khối u, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cũng có thể có cuộc sống chất lượng cao

Đó là hướng phát triển của chẩn đoán và điều trị ung thư phổi tiên tiến nhằm kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân thông qua các kế hoạch điều trị cá nhân, đồng thời cần lưu ý đến tác dụng phụ của điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thu hút sự quan tâm của bác sĩ và bệnh nhân.

Giám đốc Chí nói rằng, so với hóa trị liệu truyền thống đơn nhất, liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch đã cải thiện hiệu quả và giảm tác dụng phụ.

Điều này cũng cho phép nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có cuộc sống chất lượng cơ bản giống như người bình thường.

“Quả thực không thể có liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch hoàn toàn không có tác dụng phụ, nhưng tỷ lệ phản ứng có hại, đặc biệt là phản ứng có hại nghiêm trọng, thấp hơn đáng kể so với hóa trị liệu đơn thuần”.

Việc chẩn đoán sớm, điều trị sớm và điều trị phân loại nói chung có thể đạt được hiệu quả kiểm soát tốt.

Việc cải thiện hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ đã cho phép nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể sống chung với khối u trong thời gian dài, thậm chí có thể kiểm soát được bệnh mãn tính đối với người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối.

“Cái gọi là sống sót/cùng tồn tại với khối u có nghĩa là dù khối u trong cơ thể bệnh nhân không thể cắt bỏ hoàn toàn nhưng các tổn thương nhỏ được kiểm soát tốt, về cơ bản không gây ra triệu chứng, bệnh nhân có thể sinh hoạt và làm việc như người bình thường”.

BS Chí giải thích: “Việc quản lý bệnh mãn tính cho bệnh nhân ung thư phổi đề cập đến các bệnh mãn tính như huyết áp cao và tiểu đường, không thể chữa khỏi nhưng có thể được kiểm soát bằng thuốc lâu dài. Điều này cũng dựa trên sự tiến bộ của các phương pháp điều trị ung thư phổi tiên tiến và kéo dài tuổi thọ trung bình cho bệnh nhân”.

Giám đốc Chu Thành Chí nhắc nhở, hiện nay nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối không cần phải nhập viện mà cần thường xuyên quay lại bệnh viện để tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ, khi có các phản ứng có hại rõ ràng như khó thở,, ho ra máu, tiêu chảy nặng nên quay lại bệnh viện khám ngay để bác sĩ theo dõi tình hình, xử lý toàn diện.

Về chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh nên duy trì thói quen lành mạnh, ăn nhiều rau quả tươi và tập thể dục điều độ sẽ tốt cho việc kiểm soát ung thư.

Nhìn chung, với sự nâng cao không ngừng của trình độ y tế, các phương pháp điều trị ung thư phổi ngày càng phong phú, tiên lượng của người bệnh cũng được cải thiện đáng kể. Giám đốc Chí nhấn mạnh rằng, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối nên thoát khỏi sự hiểu lầm khi nghĩ rằng ung thư là chết, thái độ bi quan, từ bỏ điều trị.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin