Bệnh ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất. Người không hút thuốc, uống rượu, thể trạng tốt vẫn có thể mắc bệnh.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất. Người không hút thuốc, uống rượu, thể trạng tốt vẫn có thể mắc bệnh. Theo kinh nghiệm lâm sàn, hầu hết những trường hợp mắc bệnh ung thư phổi đều phát hiện vào giai đoạn cuối, dẫn đến hiệu quả điều trị không khả quan. Nếu xuất hiện 4 triệu chứng sau, mọi nên nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ Thái Tùng Ngạn, công tác tại bệnh viện Nantou Christian Hospital được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu trong một lần kiểm tra sức khỏe nhân viên y tế. Vào năm 2013, bệnh viện National Taiwan University Hospital đã tiến hành chụp CT scan ngực liều thấp (LDCT) đối với 300 vị bác sĩ trên 45 tuổi. Kết quả phát hiện, có 12 bác sĩ mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu . Nhờ phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời, hiện nay họ đều chữa khỏi bệnh và có sức khỏe tốt.
Khám sàng lọc ung thư phổi.
Bác sĩ Đới Phương Thuyên, Khoa Nội Lồng ngực, bệnh viện Asia University Hospital, cho biết: “Chúng tôi từng điều trị cho một gia đình có 4 người mắc bệnh ung thư phổi, hơn nữa cả 4 người đều mắc bệnh ở giai đoạn cuối. Khi người bố phát hiện mắc bệnh ung thư phổi và nhập viện, con gái của ông ấy cũng có dấu hiệu ho kéo dài. Cô ấy được khuyên nên kiểm tra chụp X – quang ngực, chụp CT scan ngực liều thấp, kết quả phát hiện cũng mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối .
Thông thường, trong một gia đình có từ 2 thành viên mắc bệnh ung thư phổi, nguy cơ các thành viên khác mắc bệnh ung thư phổi có tỉ lệ rất cao. Sau đó, 2 thành viên còn lại trong gia đình đã tiến hành kiểm tra, và kết quả cho thấy họ đều mắc ung thư phổi giai đoạn cuối”.
Liên quan đến nguyên nhân khiến tỉ lệ tử vong cao do bệnh ung thư phổi gây ra. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial Hospital, cho biết: “Thực tế, bệnh ung thư phổi không khó điều trị, quá trình phẫu thuật không phức tạp, khả năng điều trị không phải không hiệu quả. Tuy nhiên 60% trường hợp mắc bệnh ung thư phổi đều phát hiện vào giai đoạn 3, 4. Bởi vậy tiên lượng bệnh và khả năng phục hồi không khả quan”.
4 triệu chứng cảnh báo mắc bệnh ung thư phổi:
1. Khối u nằm gần vị trí trung tâm phổi: Ho kéo dài
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn cho biết: “Muốn nhận biết ung thư phổi xuất hiện triệu chứng hay không thì cần xem khối u phát triển ở vị trí nào”. Khi xuất hiện triệu chứng ho nghĩa là phổi đã bị tác động. Nếu ho kéo dài hơn 2 tuần, thì bạn nên đến bệnh viện tiến hành chụp X – quang.
2. Khối u nằm vị trí xung quanh phổi: Ngực đau, hô hấp khó khăn, màng phổi tích nước
Khi tế bào ung thư xâm lấn màng phổi sẽ gây ra triệu chứng đau ngực. Khi chị em cảm thấy đau nhói ở vùng ngực, không hẳn là do liên quan đến tuyến vú. Nếu cảm thấy đau ngực kéo dài, kết hợp với hô hấp khó khăn, đấy có thể là do tế bào ung thư xâm lấn phổi, khiến màng phổi tích nước. Nếu ngực bất thình lình đau nhói, mọi người cần cảnh giác và nên đến bệnh viện khám.
Tế bào ung thư phổi thường di căn đến vùng ngực, gan, xương.
3. Khối u di căn đến ngực, gan, xương: Nước tiểu có màu vàng
Tế bào ung thư phổi thường di căn đến vùng ngực, gan, xương. Nếu xương đột nhiên đau nhói hoặc nước tiểu có màu vàng, có khả năng khối u di đã căn đến gan và chèn ép ống mật.
4. Những triệu chứng bất thường khác
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn nhắn nhủ: “Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, mọi người cần hết sức cảnh giác. Bởi ung thư phổi thường kèm theo những triệu chứng đi kèm. Tế bào ung thư phổi sẽ tiết ra hormone gây ra triệu chứng bất thường cho cơ thể, chẳng hạn thay đổi tình trạng máu đông. Có trường hợp một bệnh nhân đột nhiên sưng phù ngón chân, khi đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.
Ngoài ra, có bệnh nhân có triệu chứng khát nước, đi tiểu nhiều, cứ ngỡ mình mắc bệnh tiểu đường. Nhưng khi người bệnh đến bệnh viện khám, kết quả xét nghiệm máu cho thấy ion canxi bất thường, tiến hành kiểm tra tiếp thì phát hiện mắc bệnh ung thư phổi”.
(Theo Tvbs)