Khi thị trường smartphone bị thống trị bởi thiết kế tối giản, những thiết bị có kiểu dáng lạ mắt dường như không còn chỗ đứng trong mắt người dùng.
Điện thoại với thiết kế camera thò thụt từng được ca ngợi là giải pháp sáng tạo nhằm loại bỏ phần notch trên màn hình. Tuy nhiên, sự phổ biến của camera thò thụt không kéo dài lâu. Những hạn chế như độ bền cơ học, khả năng chống nước kém và bị độn chi phí sản xuất khiến nhiều hãng từ bỏ thiết kế này. Ảnh: TechRadar. |
Nokia N-Gage và Sony Xperia Play từng là những chiếc điện thoại chơi game tiên phong, với thiết kế sáng tạo bao gồm một tay cầm nhỏ. Tuy nhiên, chúng không thành công về mặt doanh số vào những năm 2000, do điện thoại cảm ứng thời đó thu hút sự chú ý hơn. Ngày nay, với sự bùng nổ của thiết bị không dây, ý tưởng tích hợp gamepad trượt trên smartphone đã không còn được sử dụng. Ảnh: The Verge. |
Những chiếc điện thoại với bàn phím QWERTY, điển hình như BlackBerry, từng là biểu tượng của sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc. Với thiết kế bàn phím đầy đủ, chúng mang lại trải nghiệm gõ phím vượt trội, giúp người dùng dễ dàng xử lý email và soạn thảo văn bản. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của smartphone màn hình cảm ứng đã khiến những chiếc điện thoại QWERTY dần mất đi sức hấp dẫn. Ảnh: The Verge. |
Smartphone với thiết kế rộng bề ngang, sở hữu màn hình tỷ lệ 16:9 từng là thiết kế phục vụ cho các hoạt động giải trí, mang đến trải nghiệm tối ưu trong thời kỳ đầu bùng nổ công nghệ di động. Những thiết bị như iPhone 6 Plus hay Samsung Galaxy S7 đã định hình xu hướng này, trước khi bị thay thế bởi tỷ lệ màn hình dài hơn như 19,5:9 để phù hợp hơn với thiết kế dọc hiện đại. Dù vậy, tỷ lệ 16:9 vẫn là cột mốc đáng nhớ của một giai đoạn phát triển nhanh chóng. Ảnh: Forbes. |
Điện thoại màn hình cong từng là biểu tượng của sự sáng tạo và đột phá trong thiết kế smartphone, với những cái tên tiêu biểu như Samsung Galaxy S6 Edge hay Huawei Mate 30 Pro. Tuy nhiên, tính thực tế của chúng gây ra nhiều tranh cãi, từ việc vô tình chạm nhầm đến chi phí sửa chữa cao. Ngoài ra, kiểu dáng này vô tình khiến người dùng khó có trải nghiệm trọn vẹn khi xem nội dung. Ảnh: Tom’sGuide/Android Authority. |
Điện thoại màn hình 3D như Amazon Fire Phone từng là một bước thử nghiệm táo bạo trong ngành công nghiệp smartphone. Ra mắt năm 2014, thiết bị gây chú ý với công nghệ hiển thị Dynamic Perspective, sử dụng 4 camera hồng ngoại ở mặt trước để theo dõi chuyển động của người dùng, từ đó tạo ra hiệu ứng 3D. Dù ý tưởng độc đáo, thiết bị này không thành công do giá cao, tính năng hạn chế và sự phụ thuộc lớn vào hệ sinh thái của gã khổng lồ thương mại điện tử. Ảnh: Cnet. |
Điện thoại cuộn là ý tưởng nổi bật của LG vào năm 2021, mang lại hy vọng về một thiết bị kết hợp giữa trải nghiệm smartphone truyền thống và máy tính bảng. Tuy nhiên, sau khi ông lớn Hàn Quốc rời khỏi thị trường di động, không thương hiệu nào tiếp tục phát triển ý tưởng này. Dù có tiềm năng lớn, độ bền của màn hình cuộn so với màn hình gập là một thách thức không dễ vượt qua, đòi hỏi giải pháp kỹ thuật đột phá. Smartphone gập ngày này có thể coi là một phiên bản kế nhiệm sự độc đáo của điện thoại màn hình cuộn. Ảnh: Spectrum. |
Lee Kun Hee – Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung
Cuốn sách cho thấy những chọn lựa chiến lược nhạy bén và đúng đắn của ông Lee Kun Hee, từng bước đưa Samsung đến vị trí hôm nay. Bên cạnh đó, sách đề cập tinh thần và ý chí lao động, thái độ làm việc quyết liệt, phong cách quản lý độc đáo của Lee Kun Hee.