Căn bệnh nguy hiểm dễ bị nhầm với thoát vị đĩa đệm, tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới: Nếu cứ ngồi lâu hay thay đổi tư thế lại đau lưng thì bạn nên cẩn trọng

Khi nói đến bệnh đau lưng, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không nên tự chẩn đoán vội vàng vì đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc biệt, một căn bệnh nguy hiểm dễ bị nhầm với thoát vị đĩa đệm chính là “viêm cột sống dính khớp”.

TIN MỚI

Nguyên nhân của bệnh viêm cột sống dính khớp và thoát vị đĩa đệm

Viêm cột sống dính khớp, một trong những bệnh thấp khớp tiêu biểu, là một tình trạng viêm mạn tính, biểu hiện đặc trưng nhất là vôi hóa cột sống, theo thời gian gây dính khớp, khiến cột sống mất khả năng di động và cuối cùng có thể gây ra hậu quả là tư thế bất thường (gập người về phía trước). 

Mặc dù nguyên nhân của căn bệnh vẫn chưa được làm rõ nhưng nó có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền do một gen có tên là HLA-B27. Viêm cột sống dính khớp phát triển sớm nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhưng nó xảy ra thường xuyên hơn ở nhóm tuổi 20 và 30, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới.

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm nhiễm từ khớp háng tới lưng và tới tận cổ, cuối cùng khiến toàn bộ khớp cột sống bị cong và cứng lại khiến cơ thể không thể cử động được. Đây không phải là bệnh xương khớp đơn thuần mà là bệnh viêm nhiễm toàn thân, không chỉ làm biến dạng khớp mà còn gây viêm nhiễm các cơ quan như đại tràng, da, mắt, phổi, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Căn bệnh nguy hiểm dễ bị nhầm với thoát vị đĩa đệm, tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới: Nếu cứ ngồi lâu hay thay đổi tư thế lại đau lưng thì bạn nên cẩn trọng  - Ảnh 1.

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm nhiễm từ khớp háng tới lưng và tới tận cổ. Ảnh: Naver

Thoát vị đĩa đệm là bệnh mà đĩa đệm bị lồi ra khỏi vị trí của nó và gây ra các cơn đau. Khi cơ thể lão hóa, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương, hoặc khi làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế cũng dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương.

Các triệu chứng của viêm cột sống dính khớp và thoát vị đĩa đệm

Viêm cột sống dính khớp gây đau nhức khi thức dậy vào buổi sáng sau một đêm dài ngon giấc hoặc sau khi ngồi lâu. Thay vào đó, tập thể dục hoặc hoạt động có thể làm giảm các cơn đau. Tuy nhiên cũng vì cơn đau có thể giảm đi khi vận động nên người bệnh thường nhầm với những cơn đau cơ đơn thuần mà bỏ qua, bỏ lỡ thời gian điều trị thích hợp.

Ban đầu, thoát vị đĩa đệm chỉ đau phần lưng dưới, nhưng nếu không để ý, việc gập lưng sẽ trở nên khó khăn và cảm giác đau nhói lan xuống một bên chân. Khi nghỉ hơi, nó có xu hướng ít đau nhưng khi hoạt động thì lại gây ra cảm giác đau nhiều.

Theo bài viết của BV 108, những triệu chứng ban đầu của VCSDK thường là đau mỏi cột sống và vận động cột sống không được linh hoạt. Do đó bạn sẽ thấy khó ngồi xổm, cảm giác đau khi muốn thay đổi tư thế ngồi. 

Những triệu chứng này thường bắt đầu ở độ tuổi cuối giai đoạn vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Bệnh sẽ tiến triển âm thầm theo thời gian cùng với đó bạn sẽ thấy cảm giác đau tăng dần lên, rồi các khe khớp cột sống dần dần bị thu hẹp lại, do đó sự vận động cột sống trở nên khó khăn hơn. 

Cảm giác đau ở mỗi người bệnh rất khác nhau, một số người các cơn đau đến rồi đi trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng có bệnh nhân các cơn đau mỏi kéo dài liên tục. Cảm giác đau thường tăng vào cuối ngày. 

Một số bênh nhân có cảm giác tăng thân nhiệt, người cảm thấy nóng nhưng khi đo nhiệt độ cơ thể thì không có hiện tượng sốt (thân nhiệt không quá 37 độ 5).

Căn bệnh nguy hiểm dễ bị nhầm với thoát vị đĩa đệm, tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới: Nếu cứ ngồi lâu hay thay đổi tư thế lại đau lưng thì bạn nên cẩn trọng  - Ảnh 2.

Viêm cột sống dính khớp gây đau nhức khi thức dậy vào buổi sáng sau một đêm dài ngon giấc hoặc sau khi ngồi lâu. Ảnh: Naver

Điều trị viêm cột sống dính khớp và thoát vị đĩa đệm

Đối với bệnh viêm cột sống dính khớp, việc kiểm soát tình trạng viêm thông qua điều trị bằng thuốc là rất quan trọng. Do đó cần kết hợp điều trị tập thể dục và điều trị bằng thuốc. 

Khi tập thể dục, bạn cần kéo căng và xoay thân, cổ, vai và lưng càng nhiều càng tốt. Tập thể dục phù hợp có thể giảm đau và làm mềm khớp, nhưng tránh các hoạt động có thể gây chấn thương trong quá trình tập luyện.

Thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ, chườm nóng và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu liệt dây thần kinh nhiều hoặc đau dữ dội thì sẽ phải phẫu thuật xử lý để dây thần kinh không bị chèn ép.

*Theo Naver

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin