Cần đi khám gan ngay nếu cơ thể có 3 nơi “bốc mùi” bất thường

Nếu có 1 trong 3 bộ phận trên cơ thể “bốc mùi” bất thường, rất có thể bạn cần đi khám để kiểm tra sức khỏe của mình. Đây là dấu hiệu ban đầu của khá nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có nhiều nguy cơ đến từ gan.

TIN MỚI

Do dịch bệnh bùng phát nên gần đây anh Vương luôn đeo khẩu trang từ sáng đến tối. Đôi khi, anh lại cảm thấy khó thở vì ngửi thấy mùi bất thường.

Ban đầu, anh cho rằng chất lượng khẩu trang quá tệ nên chuyển sang mua khẩu trang y tế dùng 1 lần để đảm bảo vệ sinh hơn. Tuy nhiên, sau khi thay đổi, anh vẫn ngửi thấy mùi đó tồn tại.

Lúc này, anh mới biết rằng mình bị hôi miệng. Anh bắt đầu sử dụng nhiều loại nước súc miệng và chăm chỉ đánh răng hơn nhưng chỉ đem tới hiệu quả ngắn hạn.

Anh Vương chỉ nghĩ rằng mình có vấn đề về đường tiêu hóa nên quyết định đi bệnh viện khám. Đến khi bác sĩ thông báo kết quả, anh mới giật mình nhận ra, mình đã bị bệnh xơ gan!

Theo bác sĩ chia sẻ, tình trạng của anh Vương không quá nghiêm trọng. Các dấu hiệu như ngứa da, nổi mề đay, mụn nhọt… cũng là triệu chứng ban đầu của bệnh xơ gan.

Khi gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm thì độc tố sẽ tích tụ lại mà không được đào thải ra ngoài. Lâu dần, chúng khiến cơ thể “bốc mùi” bất thường.

3 bộ phận cơ thể sau đây sẽ có “mùi lạ” khi gan bị tổn thương:

1. Miệng có mùi hôi

Hôi miệng thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nếu bạn cảm thấy hơi thở bốc mùi lạ thì nên chú ý việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hay không, vấn đề đường tiêu hóa có bất thường hay không, hoặc sức khỏe của gan có vấn đề hay không.

Ở những người bị bệnh về gan, dịch mật thường bị giảm, cản trở quá trình bài tiết nên dẫn đến ứ đọng, các độc tố trong cơ thể cũng không đào thải được ra ngoài. Điều này khiến tình trạng hôi miệng trở nên ngày càng nghiêm trọng.

Cần đi khám gan ngay nếu cơ thể có 3 nơi bốc mùi bất thường - Ảnh 1.

Chú ý tới mùi hôi trong hơi thở để nhận biết tình trạng sức khỏe của mình. Ảnh: Sina

Khi gặp tình trạng này, nên xác định rõ nguyên nhân mới có thể đưa ra phương thức điều trị hợp lý, giúp phòng ngừa bệnh gan phát triển và “xóa sổ” hơi thở bốc mùi.

2. Làn da bốc mùi lạ thường

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan có mùi mồ hôi ở các mức độ khác nhau, đặc biệt ở bệnh nhân viêm gan B thì mùi mồ hôi càng “gay mũi”. Nguyên nhân chủ yếu là do chức năng gan suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình giải độc bình thường của gan. Chất độc tích tụ trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài một cách bình thường.

Khi đổ mồ hôi, chúng sẽ theo lỗ chân lông để tiết ra khỏi cơ thể. Điều này khiến cho mồ hôi và làn da có mùi lạ hơn bình thường.

Ngoài ra, bệnh gan sẽ gây rối loạn nội tiết và giảm khả năng miễn dịch, khả năng chống lại vi khuẩn của da cũng suy giảm. Một số ký sinh trùng dễ tích tụ trên da khiến da tiết ra mùi hôi rất khó chịu.

3. Niệu đạo bốc mùi

Khi đi vệ sinh mà phát hiện mùi bất thường thì nguy cơ cao là gan của bạn đang làm việc không hiệu quả. Tỷ lệ nitơ urê và amoniac trong nước tiểu sẽ tăng lên, sẽ làm tăng mùi hôi tanh (mùi amoniac).

Nếu niệu đạo có mùi cộng thêm các dấu hiệu như ói mửa, buồn nôn, vàng da, đau bụng, phù… thì bạn nên đi gặp bác sĩ đến phát hiện bệnh ngay.

Ngoài 3 biểu hiện bất thường trên, gan không tốt còn có một số triệu chứng thể hiện ra ngoài như sau:

Nước da xỉn màu và vàng hơn một cách bất thường;

Mất ngủ, hay mộng mị, giấc ngủ không ổn định;

Trở nên cộc cằn và chán nản;

Ngứa ran ở xương ức và kinh nguyệt không đều;

Khô mắt và giảm thị lực;

Móng tay mỏng và có màu sắc bất thường;

Tóc nhiều dầu và rụng tóc nghiêm trọng;

Miệng đắng, khô miệng, chảy máu lợi…

Nếu một vài triệu chứng trên xảy ra cùng lúc, trong thời gian dài, bạn cần chú ý đến việc bồi bổ gan của mình trước khi mắc bệnh.

Gan có tốt thì cơ thể mới khỏe, để bồi bổ gan mỗi ngày, cần thực hiện 3 điều sau:

Hạn chế thức khuya

Cần đi khám gan ngay nếu cơ thể có 3 nơi bốc mùi bất thường - Ảnh 2.

Thức khuya và thiếu ngủ được coi là những sát thủ hàng đầu cho gan. Cơ quan giải độc lớn nhất cơ thể chính là gan, đóng vai trò rất quan trọng với tổng thể sức khỏe của mỗi chúng ta.

Theo kinh mạch Đông y, khoảng thời gian khí huyết kinh Can mạnh nhất, máu đổ về gan là từ 23 giờ – 02 giờ sáng hôm sau. Đây là lúc để gan bài độc mạnh mẽ và được máu nuôi dưỡng, tẩm bổ. Quá trình này chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi cơ thể thực hiện trong trạng thái ngủ sâu.

Nếu bạn thường xuyên thức khuya thì gan sẽ không chịu nổi gánh nặng quá lớn, dễ phát bệnh về gan.

Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước có thể ngăn ngừa các chất độc gây hại cho gan. Người gan yếu cần chú ý bổ sung thường xuyên trong ngày.

Bỏ thuốc lá và rượu

Các chất độc hại sinh ra từ quá trình hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ không chỉ làm tăng gánh nặng giải độc cho gan mà còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất. Các chất chuyển hóa trong rượu còn có thể làm tổn thương tế bào gan.

Vì vậy, những người có gan kém nên tránh xa sự kích thích của thuốc lá, rượu bia. Thay vào đó, hãy lựa chọn uống các loại trà, vừa cung cấp nước cho cơ thể, vừa tốt cho gan. Uống trà cũng có tác dụng chống lại tác hại của các gốc tự do, rất hữu ích để kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe.

*Theo Sohu

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin