Tính năng sẽ tự động vô hiệu hóa khi người dùng ở nơi thường đến như nhà, công ty. Nhưng vấn đề là họ không thể biết được đâu là địa điểm được iPhone xem là quen thuộc.
Câu hỏi đặt ra là tính năng này có thật sự an toàn. Ảnh: 9to5Mac. |
Tuần trước, Apple đã cập nhật phiên bản iOS 17.3 với tính năng bảo mật mới có tên là Bảo vệ thiết bị bị đánh cắp (Stolen Device Protection), nhằm giúp bảo vệ dữ liệu trong trường hợp kẻ trộm đánh cắp iPhone và lấy được mật khẩu. Tuy nhiên, nó không an toàn 100% như chúng ta tưởng.
Hoàn hảo về mặt lý thuyết
Tính năng này bảo vệ thiết bị theo hai cách chính. Khi được bật, Bảo vệ thiết bị bị đánh cắp yêu cầu người dùng xác thực Face ID hoặc Touch ID trước khi thay đổi bất kỳ cài đặt bảo mật quan trọng nào như mật khẩu Apple ID, mã khóa màn hình…
Tính năng còn áp dụng độ trễ bảo mật, tức bạn phải đợi một giờ mới có thể thay đổi các cài đặt, thông tin nhạy cảm. Điều này nhằm giúp nạn nhân có thời gian báo cáo iPhone bị mất cắp trước khi kẻ trộm xâm nhập và thực hiện những thay đổi quan trọng.
Nhưng nếu người dùng đã bật “Vị trí quan trọng” và hiện ở một địa điểm quen thuộc, họ sẽ không thể sử dụng các lớp bảo mật này. Phần giới thiệu của Apple về tính năng có ghi rõ khi iPhone ở một vị trí thường đến, các bước bảo mật bổ sung này không bắt buộc. Người dùng có thể sử dụng mã khóa màn hình như bình thường.
Về lý thuyết, đây là một giải pháp hoàn hảo vì nếu định vị điện thoại ở một địa điểm quen thuộc như ở nhà thường đồng nghĩa với việc chủ nhân đang sử dụng. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định xem một địa điểm có quen thuộc hay không và liệu địa điểm đó có đáng để bạn tắt tính năng bảo vệ điện thoại hay không?
Bảo vệ thiết bị bị đánh cắp tạo ra nhiều lớp bảo mật thiết bị, giúp ngăn kẻ trộm xâm nhập, xóa iPhone. Ảnh: 9tọ5Mac. |
Apple giải thích các địa điểm quen thuộc thường bao gồm nhà riêng, nơi làm việc và một số địa điểm khác mà người dùng thường xuyên sử dụng iPhone của mình. Điều này đồng nghĩa với việc Apple đánh giá một vị trí dựa trên tần suất và thời điểm người dùng ghé thăm.
Dữ liệu này vốn thường được sử dụng cho những tính năng khác như Gợi ý và Kỷ niệm của Siri trong ứng dụng Ảnh. Nhưng nếu cũng được sử dụng cho Bảo vệ thiết bị bị đánh cắp, nó sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt là khi người dùng thường xuyên đến một quán cafe, nhà hàng cụ thể và kẻ trộm biết được điều đó.
Tính năng chống trộm nhưng không hoạt động ở những nơi công cộng
Lỗ hổng này cũng được YouTuber công nghệ nổi tiếng ThioJoe cảnh báo trong một bài đăng trên mạng xã hội X. “Theo mặc định, các lớp bảo vệ sẽ bị vô hiệu hóa khi định vị ở một địa điểm quen thuộc. Vấn đề là bạn không thể kiểm soát đâu là địa điểm quen thuộc”, ThioJoe viết.
Quả thật, việc người dùng không thể xem và chỉnh sửa các vị trí quen thuộc là một điểm khá kỳ lạ đối với Apple – một công ty vốn nổi tiếng về quyền riêng tư và tính minh bạch của người dùng.
Bảo mật điện thoại chỉ có một lớp mã khóa màn hình thôi là chưa đủ. Ảnh: Lifehacker. |
Sự cố chắc chắn sẽ xảy ra nếu iPhone xem quán cafe, nhà hàng hoặc các nơi công cộng người dùng thường ghé là “quen thuộc”. Khi đó, tính năng Bảo vệ thiết bị bị đánh cắp sẽ bị tắt mà không cần xác thực sinh trắc học.
ThioJoe đã thử nghiệm và hoàn toàn có thể tắt tính năng này mà không cần Face ID khi định vị ở một trong những địa điểm quen thuộc. Trong thử nghiệm của mình, tôi đã có thể vô hiệu hóa Bảo vệ thiết bị bị đánh cắp khỏi một quán cà phê mà tôi phải thừa nhận là làm việc gần như hàng ngày do không xác thực được Face ID và sử dụng mật mã làm dự phòng.
Theo trải nghiệm của PV Tri Thức – ZNews, tính năng Bảo vệ thiết bị bị đánh cắp đã bị vô hiệu hóa khi iPhone được định vị ở một quán cafe thường đến. Các lớp bảo mật như Face ID và độ trễ một tiếng đã bị loại bỏ dù đang ở nơi công cộng, nguy cơ mất cắp cao.
Trên thực tế, Apple cũng không công khai cách hệ thống xác định một địa điểm là quen thuộc. Thay vào đó, người dùng có thể chủ động tắt tùy chọn Vị trí quan trọng bằng cách vào Cài đặt > Quyền riêng tư & Bảo mật > Dịch vụ định vị > Dịch vụ hệ thống > Vị trí quan trọng.
Lưu ý là sau khi tắt tính năng Vị trí quan trọng, iPhone sẽ yêu cầu Face ID cho các hoạt động quan trọng ngay cả khi bạn đang ở những địa điểm quen thuộc như nhà riêng. Do đó, nếu không muốn sử dụng xác minh sinh trắc học ở những nơi thường xuyên lui tới, đây không phải là giải pháp lý tưởng.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn